logo Học viện hậu cần ngành Bảo hiểm thuộc Bigfamily

Cẩm nang Bảo hiểm nhân thọ, chương I_1: Tìm hiểu pháp luật liên quan đến Bảo hiểm nhân thọ

Viết đánh giá
Insurtech:
Liên hệ

BigFamily xin được trích dẫn cuốn cẩm nang Bảo hiểm nhân thọ theo từng phần để giúp Anh chị tư vấn viên bảo hiểm dễ dàng chia nhỏ thời gian nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của mình.

Anh chị hãy cố gắng lên nhé, khi năng lực của Anh chị nâng tầm không chỉ Anh chị ngày càng được khách hàng tin yêu mà còn đóng góp vào việc đưa nghề tư vấn bảo hiểm tại Việt Nam về đúng vị trí quan trọng trong lòng khách hàng.

Dự án Trung tâm đào tạo Bảo hiểm Việt Nam (TTĐTBHVN) của Bộ Tài chính có một phần nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (HHBHVN) trong đó có tuyên truyền bảo hiểm tới công chúng. HHBHVN chọn hình thức tuyên truyền là xây dựng 02 cuốn Cẩm nang bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ giành cho khách hàng và đã được Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý Dự án chấp thuận.

Cuốn Cẩm nang bảo hiểm nhân thọ dành cho khách hàng do Ông Phùng Đắc Lộc - Tổng Thư ký HHBHVN và Tiến sỹ Phí Trọng Thảo – Giám đốc Trung tâm đào tạo Bảo Việt làm đồng chủ biên. Tập thể tác giả bao gồm các chuyên gia bảo hiểm của HHBHVN và bộ môn bảo hiểm Học viện Tài chính biên soạn.

Cẩm nang bao gồm các câu hỏi và câu trả lời xuyên suốt từ Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm, giới thiệu về bảo hiểm nhân thọ, giới thiệu một số loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cơ bản, giới thiệu thị trường bảo hiểm Việt Nam và các DNBH nhân thọ.

Sau khi biên soạn xong, dự thảo Cẩm nang được gửi đi lấy ý kiến góp ý các DNBH, tổ chức Hội nghị tư vấn xin ý kiến góp ý của các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm. Trên cơ sở ý kiến đóng góp, tập thể tác giả đã chỉnh lý bổ sung cho Dự thảo Cẩm nang này.

Ngày 06/8/2007 Dự án TTĐTBHVN tổ chức nghiệm thu cuốn Cẩm nang và kết quả đánh giá Cẩm nang đạt loại xuất sắc.

Cẩm nang Bảo hiểm nhân thọ đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách hàng đã đang hoặc sẽ mua bảo hiểm trong việc lựa chọn sản phẩm bảo hiểm, lựa chọn DNBH, giải quyết những thắc mắc, vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Cẩm nang còn là tài liệu hữu ích cho các cán bộ bảo hiểm tại các chi nhánh, công ty thành viên trong quá trình công tác và nâng cao trình độ kiến thức về chuyên môn của mình.

----------------------

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Câu hỏi 1. Luật Kinh doanh bảo hiểm (sau đây gọi tắt là Luật KDBH) có phạm vi điều chỉnh với các đối tƣợng nào? Khách hàng của công ty bảo hiểm có thuộc  phạm vi điều chỉnh của Luật KDBH không?

Trả lời: - Người tham gia bảo hiểm (khách hàng) là một trong các đối tượng được điều chỉnh của Luật KDBH - Luật KDBH có phạm vi điều chỉnh bao gồm các tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm (DNBH, DN Môi giới BH, đại lý bảo hiểm) và các tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp chính đáng của các đối tượng trên (Điều 1. Luật KDBH quy định).

Câu hỏi 2. Ngƣời có nhu cầu bảo hiểm có đƣợc mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không hoạt động tại Việt Nam hay không? DNBH cần phải có đủ điều kiện gì để thực hiện cam kết với khách hàng?

Trả lời:

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam bao gồm DNBH Nhân thọ Việt Nam và DNBH Nhân thọ có vốn đầu tư nước ngoài. - Doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết của mình đối với bên mua bảo hiểm. (Điều 6 Luật KDBH)

Nguyên tắc tham gia bảo hiểm được cụ thể trong Nghị định 45 CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 hướng dẫn thi hành Luật KDBH (Điều 3, Nghị định 45 CP) như sau: “1. Tổ chức, cá nhân muốn hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của Luật KDBH.

2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm và chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam. Không một tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến 
quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm của bên mua bảo hiểm”

Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua bảo hiểm bởi các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam được Nhà nước quản lý chặt chẽ, bị chi phối bởi các Luật pháp hiện hành của Việt Nam. Nếu xảy ra tranh chấp, người mua bảo hiểm có thể đưa ra toà Việt Nam xét xử.

Câu hỏi 3. Sự hợp tác và cạnh tranh trong kinh doanh bảo hiểm đƣợc Luật quy định nhƣ thế nào nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng?

Trả lời: Điều 10 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật KDBH (sau đây gọi tắt là Luật sửa đổi Luật KDBH) quy định nghiêm cấm cạnh tranh bất hợp pháp gây tổn hại lợi ích khách hàng

“1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hợp tác trong việc tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm, giám định tổn thất, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, đề phòng và hạn chế tổn thất, phát triển nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm bảo hiểm, đào tạo và quản lý đại lý bảo hiểm, chia sẻ thông tin để quản trị rủi ro.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm được cạnh tranh về điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm, mức phí, chất lượng dịch vụ, năng lực bảo hiểm và năng lực tài chính.

Việc cạnh tranh phải theo quy định của pháp luật về cạnh tranh và bảo đảm an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm; mức phí bảo hiểm phải phù hợp với điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm bảo hiểm.

4. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

a) Cấu kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc giữa doanh nghiệp bảo hiểm với bên mua bảo hiểm nhằm phân chia thị trường bảo hiểm, khép kín dịch vụ bảo hiểm;
b) Can thiệp trái pháp luật vào việc lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm;
d) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm, làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
đ) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;
e) Khuyến mại bất hợp pháp;
g) Hành vi bất hợp pháp khác trong hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu.”

Câu hỏi 4. Luật KDBH quy định về sự đảm bảo của Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhƣ thế nào để vừa phát triển kinh doanh bảo hiểm vừa thực hiện đúng cam kết với khách hàng tham gia bảo hiểm?

Trả lời: Sự đảm bảo của Nhà nước là cơ sở pháp lý để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm cũng như của DNBH. Điều 4 Khoản 1 Luật KDBH quy định: "Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia 
bảo hiểm và các tổ chức kinh doanh bảo hiểm".

Như vậy quyền và lợi ích hợp pháp của cả khách hàng và của DNBH trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm đều được Nhà nước bảo hộ.

Câu hỏi 5. Doanh nghiệp bảo hiểm đƣợc mở rộng sự hợp tác quốc tế nhưng phải đảm bảo quyền và lợi ích khách hàng đƣợc thể hiện nhƣ thế nào? 

Trả lời: Hội nhập hợp tác quốc tế và mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam là đòi hỏi kết hợp hài hòa lợi ích phát triển nền kinh tế xã hội ở Việt Nam. Điều 5 Luật KDBH có chỉ rõ:

" Nhà nước thống nhất quản lý, có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam và tái đầu tư lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam; tạo điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tăng cường hợp tác với nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm" 

Ngoài ra, việc hợp tác của các doanh nghiệp bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài trong hoạt động nhận và nhượng tái bảo hiểm sẽ chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

close nav
Tất cả danh mục