logo Học viện hậu cần ngành Bảo hiểm thuộc Bigfamily

Cẩm nang Bảo hiểm nhân thọ, chương I_2: Những Quy định đối với doanh nghiệp bảo hiểm

Viết đánh giá
Insurtech:
Liên hệ

BigFamily xin được trích dẫn cuốn cẩm nang Bảo hiểm nhân thọ theo từng phần để giúp Anh chị tư vấn viên bảo hiểm dễ dàng chia nhỏ thời gian nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của mình.

Anh chị hãy cố gắng lên nhé, khi năng lực của Anh chị nâng tầm không chỉ Anh chị ngày càng được khách hàng tin yêu mà còn đóng góp vào việc đưa nghề tư vấn bảo hiểm tại Việt Nam về đúng vị trí quan trọng trong lòng khách hàng.

Dự án Trung tâm đào tạo Bảo hiểm Việt Nam (TTĐTBHVN) của Bộ Tài chính có một phần nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (HHBHVN) trong đó có tuyên truyền bảo hiểm tới công chúng. HHBHVN chọn hình thức tuyên truyền là xây dựng 02 cuốn Cẩm nang bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ giành cho khách hàng và đã được Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý Dự án chấp thuận.

Cuốn Cẩm nang bảo hiểm nhân thọ dành cho khách hàng do Ông Phùng Đắc Lộc - Tổng Thư ký HHBHVN và Tiến sỹ Phí Trọng Thảo – Giám đốc Trung tâm đào tạo Bảo Việt làm đồng chủ biên. Tập thể tác giả bao gồm các chuyên gia bảo hiểm của HHBHVN và bộ môn bảo hiểm Học viện Tài chính biên soạn.

Cẩm nang bao gồm các câu hỏi và câu trả lời xuyên suốt từ Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm, giới thiệu về bảo hiểm nhân thọ, giới thiệu một số loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cơ bản, giới thiệu thị trường bảo hiểm Việt Nam và các DNBH nhân thọ.

Sau khi biên soạn xong, dự thảo Cẩm nang được gửi đi lấy ý kiến góp ý các DNBH, tổ chức Hội nghị tư vấn xin ý kiến góp ý của các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm. Trên cơ sở ý kiến đóng góp, tập thể tác giả đã chỉnh lý bổ sung cho Dự thảo Cẩm nang này.

Ngày 06/8/2007 Dự án TTĐTBHVN tổ chức nghiệm thu cuốn Cẩm nang và kết quả đánh giá Cẩm nang đạt loại xuất sắc.

Cẩm nang Bảo hiểm nhân thọ đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách hàng đã đang hoặc sẽ mua bảo hiểm trong việc lựa chọn sản phẩm bảo hiểm, lựa chọn DNBH, giải quyết những thắc mắc, vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Cẩm nang còn là tài liệu hữu ích cho các cán bộ bảo hiểm tại các chi nhánh, công ty thành viên trong quá trình công tác và nâng cao trình độ kiến thức về chuyên môn của mình.

----------------------

NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

Câu hỏi 6. Các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động KDBH quy định theo Luật Việt Nam như thế nào?

Trả lời: Điều 59 Luật sửa đổi Luật KDBH quy định các tổ chức kinh doanh bảo hiểm bao gồm:

- Công ty cổ phần bảo hiểm;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm; - Hợp tác xã bảo hiểm; - Tổ chức bảo hiểm tương hỗ. 

Câu hỏi 7. Các DNBH được hoạt động theo các nội dung lĩnh vực gì để hỗ trợ cho kinh doanh bảo hiểm đồng thời mang lại nhiều tiện ích, lợi ích cho khách hàng?

Trả lời: Các DNBH ngoài việc hoạt động kinh doanh bảo hiểm còn có các hoạt động khác liên quan, hỗ trợ đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Điều 60 Luật KDBH quy định: 

"1. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:

a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm; 
b) Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
c) Giám định tổn thất;
d) Đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
đ) Quản lý quỹ và đầu tư vốn;
e) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ."

Ngoài kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, những nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tốt hơn, giải quyết bồi thường kịp thời đầy đủ cũng như đầu tư vốn nhàn dỗi từ quỹ bảo hiểm góp phần sinh lời trả thêm bảo tức cho khách hàng.

Câu hỏi 8. Để đảm bảo lợi ích khách hàng việc thành lập DNBH cần có những điều kiện gì thể hiện năng lực kinh doanh bảo hiểm mới đƣợc cấp giấy phép hoạt động?

Trả lời: Điều 63 Luật sửa đổi Luật KDBH quy định: 

"1. Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
2. Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 của Luật này;
3. Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
4. Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.
5. Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng để chứng minh nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm”

Những điều kiện trên đảm bảo cho các doanh nghiệp bảo hiểm được cấp phép hoạt động tại Việt Nam có đầy đủ năng lực thực hiện các cam kết bảo hiểm cho khách hàng.

Điều 6 Nghị định 45 cũng quy định:

“1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp;
b) Các điều kiện theo quy định tại Điều 63 của Luật KDBH.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh giữa doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam; 
b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp ít nhất 10 năm theo quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính tính tới thời điểm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép; 
c) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có tổng tài sản tối thiểu tương đương 2 tỷ đô la Mỹ vào năm trước năm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép;
d) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong vòng 3 năm liền kề năm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép.....”

Như vậy điều kiện về vốn pháp định, tiềm năng tài chính, kinh nghiệm kinh doanh bảo hiểm, năng lực quản lý điều hành là những điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo rằng nếu được thành lập doanh nghiệp bảo hiểm luôn đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng.

Câu hỏi 9. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập DNBH?

Trả lời: Điều 62 Luật KDBH quy định Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động :

"1. Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thị trường bảo hiểm, thị trường tài chính của Việt Nam."

Câu hỏi 10. Trong quá trình hoạt động DNBH có một số thay đổi. Những thay đổi nào cần trình cơ quan quản lý để đƣợc chấp thuận nhằm đảm bảo và duy trì được quyền và lợi ích của khách hàng?

Trả lời: Điều 69 Luật sửa đổi Luật KDBH quy định: "1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:

a) Tên doanh nghiệp;
b) Vốn điều lệ;
c) Mở hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
d) Địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện;
đ) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
e) Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên;
g) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), chuyên gia tính toán;
h) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp,đầu tư ra nước ngoài;

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải công bố các nội dung thay đổi đã được chấp thuận theo quy định của pháp luật". Những thay đổi trên nếu ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm khác tất nhiên sẽ không được Bộ Tài chính chấp thuận.

Câu hỏi 11. Việc mở Chi nhánh, VPĐD của DNBH được quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 11 NĐ 45 quy định: 

“1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Vốn điều lệ thực có phải đảm bảo theo quy định của Bộ Tài chính;
b) Bộ máy quản trị, điều hành và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả; 
c) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật trong 3 năm liên tục ngay trước năm nộp hồ sơ. Doanh nghiệp bảo hiểm không vi phạm quy định về khả năng thanh toán;
d) Có hồ sơ xin mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
đ) Người điều hành Chi nhánh, Văn phòng đại diện có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định của pháp luật;
e) Có Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện;

Câu hỏi 12. Để đảm bảo rằng việc mở Chi nhánh, VPĐD của DNBH hướng tới phục vụ khách hàng và bảo vệ quyền, lợi ích khách hàng tốt hơn thì hồ sơ xin mở Chi nhánh, VPĐD được quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 11 Nghị định 45 quy định: “Hồ sơ xin mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện bao gồm:

a) Đơn xin mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp, trong đó trình bày tóm tắt sự cần thiết, tên gọi, địa điểm, nội dung, phạm vi hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện;
b) Phương án hoạt động 3 năm đầu của Chi nhánh, Văn phòng đại diện trong đó nêu rõ nhu cầu khách hàng; dự báo thị trường; nội dung, phạm vi hoạt động, các sản phẩm bảo hiểm dự kiến kinh doanh; dự kiến kết quả kinh doanh; tổ chức bộ máy, nhân sự; địa điểm đặt Chi nhánh, Văn phòng đại diện và cơ sở vật chất kỹ thuật;
c) Giấy tờ hợp lệ chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. 

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.”

Bộ Tài chính là người thẩm định tính chính xác, đúng đắn của hồ sơ trên để cấp phép thành lập thêm Chi nhánh, VPĐD cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Câu hỏi 13. Người đứng đầu DNBH cần đạt tiêu chuẩn gì? Tại sao phải đề ra tiêu chuẩn này?

Trả lời: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đòi hỏi người quản lý điều hành DNBH phải có khả năng trình độ quản lý tốt. Theo Điều 13 Nghị định 45 quy định: 

“1. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải là người có trình độ chuyên môn, năng lực quản trị, điều hành doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tổng giám đốc 
(Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm. 

2. Việc bổ nhiệm, thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Bộ Tài chính phải trả lời doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm về việc chấp thuận hoặc từ 
chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.

4. Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn và điều kiện đối với các chức danh quản lý khác trong doanh nghiệp bảo hiểm.”

Quy định về năng lực chuyên môn và năng lực quản lý điều hành của người đứng đầu doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đảm bảo, duy trì, phát triển doanh nghiệp bảo hiểm mà trong đó người được giao quyền lãnh đạo phải đảm bảo tiêu chuẩn đề ra, suy 
cho cùng đó cũng là biện pháp hướng tới đảm bảo quyền và lợi ích khách hàng.

Câu hỏi 14. Trong Công ty Bảo hiểm Nhân thọ có một chức vụ là Actuary, vậy Actuary có nhiệm vụ như thế nào và các quy định về pháp luật liên quan đến chức danh này như thế nào?

Trả lời: Actuary là chuyên gia tính toán phí bảo hiểm của một công ty bảo hiểm, nhiệm vụ của Actuary được quy định rõ tại Điều 14 Nghị định 45 như sau:

“1. Chuyên gia tính toán có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Chuyên gia tính toán có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và không được đồng thời kiêm nhiệm các chức vụ sau:

a) Tổng giám đốc;
b) Kế toán trưởng;
c) Thành viên Hội đồng quản trị.

2. Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn và việc sử dụng chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.”

Actuary là người cùng ký với Tổng Giám đốc các DNBH trong bộ hồ sơ trình Bộ Tài chính phê chuẩn sản phẩm mới ban hành. Họ cam kết rằng nội dung của sản phẩm mới (hợp đồng bảo hiểm, điều khoản, điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm, cam kết chia lãi – bảo tức, giả định về bảo tức trả thêm được xây dựng trên cơ sở toán học hiện đại mang tính khoa học và phù hợp với hoạt động kinh doanh đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

close nav
Tất cả danh mục