logo Học viện hậu cần ngành Bảo hiểm thuộc Bigfamily

Cẩm nang Bảo hiểm nhân thọ, chương I_ 3: Những Quy định về tài chính đối với doanh nghiệp Bảo hiểm

Viết đánh giá
Insurtech:
Liên hệ

BigFamily xin được trích dẫn cuốn cẩm nang Bảo hiểm nhân thọ theo từng phần để giúp Anh chị tư vấn viên bảo hiểm dễ dàng chia nhỏ thời gian nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của mình.

Anh chị hãy cố gắng lên nhé, khi năng lực của Anh chị nâng tầm không chỉ Anh chị ngày càng được khách hàng tin yêu mà còn đóng góp vào việc đưa nghề tư vấn bảo hiểm tại Việt Nam về đúng vị trí quan trọng trong lòng khách hàng.

Dự án Trung tâm đào tạo Bảo hiểm Việt Nam (TTĐTBHVN) của Bộ Tài chính có một phần nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (HHBHVN) trong đó có tuyên truyền bảo hiểm tới công chúng. HHBHVN chọn hình thức tuyên truyền là xây dựng 02 cuốn Cẩm nang bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ giành cho khách hàng và đã được Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý Dự án chấp thuận.

Cuốn Cẩm nang bảo hiểm nhân thọ dành cho khách hàng do Ông Phùng Đắc Lộc - Tổng Thư ký HHBHVN và Tiến sỹ Phí Trọng Thảo – Giám đốc Trung tâm đào tạo Bảo Việt làm đồng chủ biên. Tập thể tác giả bao gồm các chuyên gia bảo hiểm của HHBHVN và bộ môn bảo hiểm Học viện Tài chính biên soạn.

Cẩm nang bao gồm các câu hỏi và câu trả lời xuyên suốt từ Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm, giới thiệu về bảo hiểm nhân thọ, giới thiệu một số loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cơ bản, giới thiệu thị trường bảo hiểm Việt Nam và các DNBH nhân thọ.

Sau khi biên soạn xong, dự thảo Cẩm nang được gửi đi lấy ý kiến góp ý các DNBH, tổ chức Hội nghị tư vấn xin ý kiến góp ý của các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm. Trên cơ sở ý kiến đóng góp, tập thể tác giả đã chỉnh lý bổ sung cho Dự thảo Cẩm nang này.

Ngày 06/8/2007 Dự án TTĐTBHVN tổ chức nghiệm thu cuốn Cẩm nang và kết quả đánh giá Cẩm nang đạt loại xuất sắc.

Cẩm nang Bảo hiểm nhân thọ đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách hàng đã đang hoặc sẽ mua bảo hiểm trong việc lựa chọn sản phẩm bảo hiểm, lựa chọn DNBH, giải quyết những thắc mắc, vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Cẩm nang còn là tài liệu hữu ích cho các cán bộ bảo hiểm tại các chi nhánh, công ty thành viên trong quá trình công tác và nâng cao trình độ kiến thức về chuyên môn của mình.

----------------------

III. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DNBH

Câu hỏi 15. Điều kiện về vốn pháp định quy định nhƣ thế nào để doanh nghiệp bảo hiểm vừa nâng cao năng lực kinh doanh vừa đảm bảo cam kết với khách hàng?

Trả lời: Vốn pháp định của DNBH phải đủ lớn để có thể tăng cường khả năng thanh toán cho DNBH và là điều kiện để DNBH phát triển công nghệ thông tin trong quản lý hợp đồng bảo hiểm, rủi ro bảo hiểm và đầu tư. Theo Điều 94 Luật KDBH quy định:

"1. Chính phủ quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định."Mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 và Điều 5 NĐ 46 như sau:

Điều 4: Vốn pháp định:

“1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 300.000.000.000 đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 600.000.000.000 đồng Việt Nam.

2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: 4.000.000.000 đồng Việt Nam.”

Điều 5: Vốn điều lệ:

“1. Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 Nghị định này và phải được bổ sung tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức vốn điều lệ bổ sung.
3. Trường hợp thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đơn đề nghị và văn bản giải trình gửi Bộ Tài chính. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do. 
4. Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Điều 4 Nghị định này thì trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung đủ vốn điều lệ theo quy định.” Vốn pháp định nhằm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật trong đó có hệ thống công nghệ thông tin phục vụ kinh doanh bảo hiểm, phục vụ khách hàng và là một nguồn tài chính duy trì khả năng thanh toán cho các hợp đồng bảo hiểm và cam kết với khách hàng.

Câu hỏi 16. Quy định về các DNBH đều phải ký quỹ để đảm bảo dùng tiền ký quỹ thanh toán bồi thường cho khách hàng trong tình huống xấu nhất có thể xảy ra thể hiện như thế nào?

Trả lời: Đúng vậy, ký quỹ là nghĩa vụ bắt buộc của các DNBH để đảm bảo khả năng thanh toán trong tình huống xấu nhất. Điều 95 Luật KDBH quy định:

"1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. 
2. Chính phủ quy định mức tiền ký quỹ và cách thức sử dụng tiền ký quỹ.”

Điều 6 NĐ 46 quy định chi tiết về ký quỹ của các DNBH như sau:

“1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo 
thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ.
2. Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm bằng 2% vốn pháp định được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, có số tiền ký quỹ thấp hơn số tiền ký quỹ quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung đủ số tiền ký quỹ theo quy định.”

Với số vốn pháp định quy định như hiện nay là 600 tỉ đồng, số tiền ký quỹ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là 12 tỉ đồng nhằm bổ sung khi khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp bảo hiểm thiếu hụt, đảm bảo bồi thường kịp thời cho khách hàng.

Câu hỏi 17. Quy định về các DNBH cần lập quỹ dự trữ trong đó có quỹ dự trữ bắt buộc để đảm bảo khả năng thanh toán tiền bồi thường và bổ sung vốn điều lệ như thế nào? Có liên quan đến quyền lợi khách hàng không?

Trả lời: Quỹ dự trữ bắt buộc trích lập từ lợi nhuận sau thuế làm tăng khả năng tài chính của DNBH, là một trong những tiêu chí đánh giá tiềm năng tài chính của DNBH. Điều 47 Luật KDBH quy định:

"1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định.

2. Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định trong điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm."

Điều 6 Nghị định 46 cũng quy định chi tiết thêm:

“1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ.
2. Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm bằng 2% vốn pháp định được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, có số tiền ký quỹ thấp hơn số tiền ký quỹ quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung đủ số tiền ký quỹ theo quy định.”

Điều 30 NĐ 46 quy định chi tiết chỉ khi trích lập xong quỹ dự trữ bắt buộc, DNBH mới có quyền phân phối lợi nhuận.

“Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định, trích lập quỹ dự trữ bắt buộc, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phân phối lợi nhuận còn lại theo quy định của pháp luật”

Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp bảo hiểm không được đem chia cho cổ đông ngay mà phải trích 5% lập quỹ dự trữ bắt buộc làm tăng vốn chủ sở hữu, tăng khả năng tài chính đảm bảo cho việc bồi thường cho khách hàng.

Câu hỏi 18. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hình thành quỹ sẵn sàng chi trả cho khách hàng tham gia bảo hiểm trong trƣờng hợp cần thiết đƣợc quy định như thế nào?

Trả lời: Quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ cho việc sẵn sàng chi trả cho những nghĩa vụ thanh toán tiền bảo hiểm hay bồi thường đã cam kết với khách hàng khi rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra. Điều 96 Luật KDBH quy định: 

"1. Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
2. Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và phải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.

"và Điều 9 Nghị định 46 quy định chi tiết về dự phòng nghiệp vụ Nhân thọ như sau:

“1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng toán học là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của số tiền bảo hiểm và giá trị hiện tại của phí bảo hiểm sẽ thu được trong tương lai, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
b) Dự phòng phí chưa được hưởng, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
c) Dự phòng bồi thường, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
d) Dự phòng chia lãi, được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thoả thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Dự phòng bảo đảm cân đối, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật.

3. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.”

Trong thời gian nhàn rỗi, DNBH được phép sử dụng Quỹ dự phòng nghiệp vụ để đầu tư vào nền kinh tế quốc dân và chỉ được đầu tư tại Việt Nam theo đúng quy định của Bộ Tài chính nhằm đem lại lợi nhuận đầu tư, phục vụ chia bảo tức cho người tham gia bảo hiểm. Đồng thời, Quỹ này sẵn sàng chi trả cho các sự kiện bảo hiểm xảy ra tăng cường khả năng thanh toán của DNBH.

Câu hỏi 19. Vốn nhàn rỗi của DNBH bao gồm vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ có thể đầu tư vào nền kinh tế để sinh lời được quy định nhƣ thế nào?

Trả lời: Về cơ bản, vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ của DNBH có thời gian tạm thời nhàn rỗi nhất định. Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, DNBH có thể đầu tư sinh lời. Điều 98 Luật KDBH quy định:

"1. Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây:
a) Mua trái phiếu Chính phủ;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
c) Kinh doanh bất động sản; 
d) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
đ) Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
e) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.”Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.

Điều 11 NĐ 46 quy định chi tiết các nguồn vốn mà DNBH có thể đầu tư như sau: “Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:

1. Nguồn vốn chủ sở hữu.
2. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
3. Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật”

Đặc điểm của Quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm có một thời gian tạm thời nhàn rỗi nhất định nên không thể lãng phí mà phải đầu tư để sinh lợi. Lợi nhuận từ đầu tư bằng vốn chủ sở hữu, dự phòng nghiệp vụ bảp hiểm và các nguồn hợp pháp khác của DNBH sẽ gánh vác một phần chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm làm giảm mức đóng góp của người tham gia bảo hiểm hoặc làm tăng thêm các dịch vụ mới cung cấp cho khách hàng.

Câu hỏi 20. Doanh nghiệp bảo hiểm được dùng quỹ dự phòng nghiệp vụ để đầu tư sinh lời đƣợc quy định như thế nào nhằm đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho khách hàng?

Trả lời: Đa dạng hóa danh mục đầu tư làm dàn trải rủi ro trong đầu tư, đảm bảo đầu tư an toàn hiệu quả. Điều 13 NĐ 46 quy định:

1.“Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm hoặc thông qua uỷ thác đầu tư và chỉ được đầu tư tại Việt Nam 
trong các lĩnh vực sau:

2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:

a) Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
c) Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.”

Trong đầu tư an toàn và sinh lời cao gần như đối lập nhau. Vì vậy, phải quy định cụ thể tỉ lệ đầu tư vào từng lĩnh vực để tránh rủi ro mạo hiểm mất vốn, mất quỹ dự phòng nghiệp vụ để thực hiện cam kết với khách hàng.

Câu hỏi 21. Khả năng thanh toán sẵn sàng đáp ứng nhu cầu trả tiền, bồi thường cho rủi ro sự cố bất ngờ xảy ra đối với khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm được kiểm soát như thế nào?

Trả lời: Khả năng thanh toán là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá DNBH có đủ khả năng thanh toán tiền chi trả hoặc bồi thường kịp thời đầy đủ cho những rủi ro sự kiện xảy ra ngay sau đó hay không?

Điều 15 NĐ 46 quy định:

“1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu quy định tại. Khi doanh nghiệp bảo hiểm không duy trì được khả năng thanh toán thì phải trình BTC phương án khắc phục, thời gian khắc phục và BTC sẽ giám sát thực hiện nhằm đảm bảo quyền và lợi ích khách hàng.” (xem thêm câu hỏi 22)

Câu hỏi 22. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của DNBH là một yếu tố quan trọng đánh giá khả năng thanh toán tức thời cho rủi ro tổn thất xảy ra với khách hàng của DNBH được quy định nhƣ thế nào?

Trả lời: Biên khả năng thanh toán tối thiểu cho biết DNBH có đủ quỹ được trích lập theo quy định để sẵn sàng chi trả tức thời cho khách hàng khi rủi ro, sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Điều 16 NĐ 46 quy định: “2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
a) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 5 năm trở xuống bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro; 
b) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 5 năm bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.” 

Câu hỏi 23. Quy định về đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu bồi thường cho khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?

Trả lời: Trong chuyên môn của bảo hiểm, đó chỉ là chỉ tiêu Biên khả năng thanh toán nói chung. Biên khả năng thanh toán là chỉ tiêu so sánh giữa vốn chủ sở hữu thực sự tham gia vào kinh doanh bảo hiểm của DNBH so với mức trách nhiệm (số tiền bảo 
hiểm) mà DNBH phải gánh chịu khi thực hiện cam kết với khách hàng. Điều 17 Nghị định 46 quy định: “Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán. Các tài sản tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm tính thanh khoản. Các tài sản bị loại trừ toàn bộ hoặc một phần khi tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.”

BTC là cơ quan giám sát chỉ tiêu trên để đảm bảo rằng trong suốt thời gian hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm luôn có biên khả năng thanh toán tốt tương xứng với trách nhiệm bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã cam kết sẵn sàng bồi thường cho 
khách hàng.

Câu hỏi 24. Khách hàng đƣợc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng như thế nào khi DNBH trong tình trạng nào đƣợc coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán và các biện pháp khắc phục tình trạng này?

Trả lời: Mất khả năng thanh toán sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, đó là chi trả không đầy đủ hoặc không kịp thời khi rủi ro tổn thất hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra. Vì vậy, Nhà nước phải giám sát và có biện pháp xử lý kịp thời. Điều 18 NĐ 46 quy định:

“Doanh nghiệp bảo hiểm bị coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.”

Điều 19 NĐ 43 quy định: “1. Khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp tự khôi phục khả năng thanh toán đồng thời báo cáo Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả năng thanh toán.

2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không tự khôi phục được khả năng thanh toán thì Bộ Tài chính có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện khôi phục khả năng thanh toán, gồm những biện pháp sau:

a) Bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu;
b) Tái bảo hiểm; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động;
c) Củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của doanh nghiệp;
d) Yêu cầu chuyển giao hợp đồng bảo hiểm;
đ) Các biện pháp khác.

3. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Bộ Tài chính quyết định thành lập Ban Kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 80 Luật Kinh doanh bảo hiểm.”

Như vậy, trong tình huống xấu nhất, Nhà nước sẽ yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán buộc phải chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác để duy trì quyền và lợi ích của khách hàng.

Câu hỏi 25. Việc thu chi tài chính của DNBH chịu sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra như thế nào để khách hàng có thể tin tưởng được các khoản thu và chi của doanh nghiệp bảo hiểm là hợp lý hợp lệ?

Trả lời: Điều 99 Luật KDBH quy định: “1. Thu, chi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.”

Hiện nay, ngoài việc quy định DNBH phải kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập, Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính có những đợt thanh tra, kiểm tra tài chính của DNBH.

Câu hỏi 26. Chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính của DNBH đƣợc quy định như thế nào và ngƣời tham gia bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm có được biết báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm không?

Trả lời: Cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác, DNBH phải thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý nhà nước theo luật định. Điều 32 NĐ 46 quy định:

“1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ định kỳ, đột xuất theo quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải được tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam kiểm toán và xác nhận các vấn đề tài chính trọng yếu quy định tại Nghị định này trước khi nộp Bộ Tài chính.”

Điều 37 NĐ 46 quy định rõ hơn về thời hạn phải công khai báo cáo tài chính: “1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công bố công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. 

2. Thông tin công bố công khai phải phù hợp với báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã được tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán và xác nhận.”

Như vậy, khách hàng có thể biết được thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm trên các phương tiện thông tin đại chúng qua việc quy định về công khai thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

close nav
Tất cả danh mục