logo Học viện hậu cần ngành Bảo hiểm thuộc Bigfamily

Cẩm nang Bảo hiểm nhân thọ, chương I_ 8: Những quy định và quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Viết đánh giá
Insurtech:
Liên hệ

BigFamily xin được trích dẫn cuốn cẩm nang Bảo hiểm nhân thọ theo từng phần để giúp Anh chị tư vấn viên bảo hiểm dễ dàng chia nhỏ thời gian nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của mình.

Anh chị hãy cố gắng lên nhé, khi năng lực của Anh chị nâng tầm không chỉ Anh chị ngày càng được khách hàng tin yêu mà còn đóng góp vào việc đưa nghề tư vấn bảo hiểm tại Việt Nam về đúng vị trí quan trọng trong lòng khách hàng.

Dự án Trung tâm đào tạo Bảo hiểm Việt Nam (TTĐTBHVN) của Bộ Tài chính có một phần nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (HHBHVN) trong đó có tuyên truyền bảo hiểm tới công chúng. HHBHVN chọn hình thức tuyên truyền là xây dựng 02 cuốn Cẩm nang bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ giành cho khách hàng và đã được Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý Dự án chấp thuận.

Cuốn Cẩm nang bảo hiểm nhân thọ dành cho khách hàng do Ông Phùng Đắc Lộc - Tổng Thư ký HHBHVN và Tiến sỹ Phí Trọng Thảo – Giám đốc Trung tâm đào tạo Bảo Việt làm đồng chủ biên. Tập thể tác giả bao gồm các chuyên gia bảo hiểm của HHBHVN và bộ môn bảo hiểm Học viện Tài chính biên soạn.

Cẩm nang bao gồm các câu hỏi và câu trả lời xuyên suốt từ Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm, giới thiệu về bảo hiểm nhân thọ, giới thiệu một số loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cơ bản, giới thiệu thị trường bảo hiểm Việt Nam và các DNBH nhân thọ.

Sau khi biên soạn xong, dự thảo Cẩm nang được gửi đi lấy ý kiến góp ý các DNBH, tổ chức Hội nghị tư vấn xin ý kiến góp ý của các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm. Trên cơ sở ý kiến đóng góp, tập thể tác giả đã chỉnh lý bổ sung cho Dự thảo Cẩm nang này.

Ngày 06/8/2007 Dự án TTĐTBHVN tổ chức nghiệm thu cuốn Cẩm nang và kết quả đánh giá Cẩm nang đạt loại xuất sắc.

Cẩm nang Bảo hiểm nhân thọ đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách hàng đã đang hoặc sẽ mua bảo hiểm trong việc lựa chọn sản phẩm bảo hiểm, lựa chọn DNBH, giải quyết những thắc mắc, vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Cẩm nang còn là tài liệu hữu ích cho các cán bộ bảo hiểm tại các chi nhánh, công ty thành viên trong quá trình công tác và nâng cao trình độ kiến thức về chuyên môn của mình.

----------------------

VIII. NHỮNG QUY ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM

Câu hỏi 71. Nhà nước quản lý hoạt động KDBH như thế nào?

Trả lời: Nội dung quản lý hoạt động KDBH của Nhà nước vừa đảm bảo quản lý, xử lý chặt chẽ những vấn đề đã, đang và sẽ phát sinh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, vừa đảm bảo tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNBH và thị trường bảo hiểm phát triển. Điều 120 Luật KDBH quy định:

“Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
1. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;
2. Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
3. Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm;
4. Giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm;
5. Tổ chức thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm;
6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;
7. Chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài;
8. Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
9. Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm;
10. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.”

Câu hỏi 72. Việc phân cấp quản lý Nhà nước về quản lý hoạt động KDBH giữa Chính phủ, các bộ và tỉnh như thế nào?

Trả lời: Các cơ quan quản lý Nhà nước được phân cấp rõ ràng trong việc thực hiện chế độ quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Điều 121 Luật KDBHquy định:
“1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm;
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm;
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm tại địa phương theo quy định của pháp luật.”

Câu hỏi 73. Tổ chức thanh tra kiểm tra hoạt động KDBH như thế nào?

Trả lời:Việc thanh tra và kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm là quyền và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm chấn chỉnh, điều chỉnh lại một số vấn đề bất cập nảy sinh trong thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng như xử phạt các 
hành vi vi phạm của các tổ chức cá nhân trong lĩnh vực KDBH. Điều 122 Luật sửa đổi Luật KDBH quy định nội dung thanh kiểm tra hoạt động KDBH như sau:

“Điều 122: Thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm

1. Cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm.
2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm theo quy định của Luật này và pháp luật về thanh tra.”

Câu hỏi 74. Nếu hoạt động sai nội dung đƣợc quy định trong Giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép đặt Văn phòng đại diện, Bộ Tài chính có những chế tài như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 8 Nghị đinh 41 xử phạt hành chính các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm:

“1. Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Không thực hiện đăng trên 5 số báo hàng ngày liên tiếp của báo Trung ương và báo địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính về một trong những nội dung sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm;
- Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
- Mức vốn điều lệ và số vốn điều lệ đã góp;
- Họ, tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Số Giấy phép và ngày cấp Giấy phép thành lập và hoạt động;
- Các nghiệp vụ bảo hiểm, nghiệp vụ môi giới bảo hiểm được phép kinh doanh.

b. Không công bố, công bố không đúng thời hạn hoặc công bố sai sự thật một trong những nội dung hoạt động và thay đổi đã được Bộ Tài chính chấp thuận sau đây:
- Tên doanh nghiệp; - Vốn điều lệ;
- Mở hoặc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện;
- Địa điểm đặt trụ sở chính, Chi nhánh, Văn phòng đại diện;
- Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
- Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên;
- Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc);
- Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.
c. Không công bố các nội dung quy định tại Giấy phép đặt Văn phòng đại diện;
d. Không hoạt động sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép đặt Văn phòng đại diện.

2. Phạt tiền 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện hành vi sửa chữa Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện.

3. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh môi giới bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm không có Giấy phép thành lập và hoạt động;
b. Tiếp tục hoạt động, kinh doanh khi đã bị thu hồi hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động có thời hạn một phần hoặc toàn bộ nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoặc đã bị thu hồi Giấy phép đặt Văn phòng đại diện;
c. Tiếp tục hoạt động khi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện đã hết thời hạn.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a. Tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm hành chính mà có;
b. Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động trong thời hạn từ 90 ngày đến 180 ngày một phần nội dung, phạm vi hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c. Thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép đặt Văn phòng đại diện đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm b và điểm c khoản 3 Điều này.

5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.” 

Câu hỏi 75. Những hành vi nào được coi là vi phạm các quy định về chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, chuyển đổi hình thức, giải thể doanh nghiệp và nếu vi phạm sẽ bị xử phạt nhƣ thế nào?

Trả lời: Điều 9 Nghị định 41 quy định rõ các hành vi vi phạm và chế tài phạt khi vi phạm:

“1. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, chuyển đổi hình thức của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không theo đúng trình tự thủ tục quy định;
b. Giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không theo đúng trình tự, thủ tục quy định.

2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động trong thời hạn từ 90 ngày đến 180 ngày đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”

Câu hỏi 76. Những vi phạm về quản trị, điều hành, kiểm soát sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Việc bổ nhiệm các cán bộ giữ chức vụ chủ chốt tại các doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính phê duyệt. Điều 10 Nghị định 41 quy định mức phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về quản trị, điều hành, kiểm soát như sau:

“1. Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc và người có liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:

a. Bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm làm việc cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác hoạt động trong cùng lĩnh vực;
b. Bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác hoạt động trong cùng lĩnh vực mà không phải là doanh nghiệp trực thuộc;
c. Bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác hoạt động trong cùng lĩnh vực mà không phải là doanh nghiệp trực thuộc;
d. Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Giám đốc Chi nhánh, Trưởng Văn phòng đại diện, Kế toán trưởng, Trưởng ban kiểm soát được bổ nhiệm nhưng không cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

2. Phạt tiền 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc và người có liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Bổ nhiệm các Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Giám đốc Chi nhánh, Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Ban Kiểm soát, người đứng đầu các bộ phận khai thác nghiệp vụ bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, đầu tư, thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên không đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

b. Không ban hành quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm và các quy trình khác theo quy định của pháp luật;

c. Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm không đáp ứng được các nội dung theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty), Tổng Giám đốc (Giám đốc) không đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
b. Không bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty), Tổng Giám đốc (Giám đốc) theo quy định của pháp luật;
c. Thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty), Tổng Giám đốc (Giám đốc) khi chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

a. Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b. Buộc đình chỉ các chức danh đã được doanh nghiệp bổ nhiệm đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này;
c. Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;” 

Câu hỏi 77: Những vi phạm về thay đổi tên gọi, mức vốn, nội dung phạm vi hoạt động sẽ bị xử phạt như thê nào?

Trả lời: Thay đổi tên gọi, mức vốn và nội dung phạm vi hoạt động sẽ ảnh hưởng đến nội dung hoạt động và khả năng tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng Nhà nước trong việc kiểm tra giám sát hoạt động bảo hiểm. Điều 12 Nghị định 41 quy định rõ chế tài và hình thức xử phạt đối với những vi phạm này như sau:

“1. Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Sửa chữa, gian dối hoặc giả mạo các tài liệu trong hồ sơ xin mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện;
b. Thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

2. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện hành vi thay đổi một trong những nội dung sau đây mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản:
a. Mức vốn điều lệ;
b. Nội dung, phạm vi và thời gian hoạt động.

3. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc) và người có liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện hành vi thay đổi một trong những nội dung sau đây mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản:

a. Mở hoặc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện;
b. Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a. Tịch thu tài liệu bị sửa chữa, gian dối hoặc giả mạo;
b. Tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm hành chính mà có;
c. Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động trong thời hạn từ 60 ngày đến 90 ngày một phần nội dung, phạm vi hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b. Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.” 

Câu hỏi 78. Vi phạm quy định về chuyển giao hợp đồng bảo hiểm?

Trả lời: Điều 14 Nghị định 41 quy định rõ việc các hành vi chuyển giao hợp đồng mà không tuân thủ các quy định cụ thể như sau:

“1. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Tiến hành việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm không đáp ứng đầy đủ các điều kiện chuyển giao theo quy định tại Điều 75 của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
b. Tiến hành việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm không đáp ứng đầy đủ các thủ tục chuyển giao theo quy định tại Điều 76 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a. Tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm hành chính mà có;
b. Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động trong thời hạn từ 90 ngày đến 180 ngày một phần nội dung, phạm vi hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.” 

Câu hỏi 79. Cạnh tranh bất hợp pháp là gì? Quy định của Nhà nước về việc này như thế nào?

Trả lời: Cạnh tranh bất hợp pháp là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của thị trường bảo hiểm. Điều 16 Nghị định 41 quy định rõ về những hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau:

“1. Phạt tiền 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm;
b. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật;
c. Thông tin làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bảo hiểm khác.

2. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) và người có liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gây thiệt hại cho quyền lợi của bên mua bảo hiểm;
b. Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động trong thời hạn từ 60 ngày đến 90 ngày một phần nội dung, phạm vi hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b. Buộc đình chỉ các chức danh đã được doanh nghiệp bổ nhiệm đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c. Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.” 

Câu hỏi 80 . Vi phạm quy định về khai thác bảo hiểm phi nhân thọ?

Trả lời: Điều 17 Nghị định 41 quy định:
“1. Phạt tiền 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Không công khai và minh bạch trong bán hàng làm cho khách hàng hiểu sai về sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp;
b. Phân biệt đối xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa các đối tượng bảo hiểm có cùng mức độ rủi ro.
2. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) và người có liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Không thực hiện đấu thầu việc mua, bán bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và chủ đầu tư có vốn góp từ 20% vốn điều lệ trở lên của chính doanh nghiệp bảo hiểm đó hoặc đồng bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm khác;
b. Tranh thủ uy tín, ảnh hưởng của cơ quan chủ quản cấp trên, chủ đầu tư để cung cấp dịch vụ bảo hiểm, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của bên mua bảo hiểm.

3. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân, cơ quan chủ quản, chủ đầu tư thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm của bên mua bảo hiểm;
b. Dùng ảnh hưởng của mình để yêu cầu, ngăn cản hoặc ép buộc đơn vị cấp dưới hoặc những người có liên quan phải tham gia bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm dưới mọi hình thức.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b. Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về khai thác bảo hiểm đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.” 

Câu hỏi 81. Vi phạm quy định về khai thác bảo hiểm nhân thọ?

Trả lời: Điều 18 Nghị định 41 quy định:

“1. Phạt tiền 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Tài liệu giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp không rõ ràng, khó hiểu và chứa đựng thông tin dẫn đến hiểu lầm;
b. Tài liệu minh họa bán hàng không rõ ràng, đầy đủ và chính xác để giúp khách hàng có sự lựa chọn phù hợp;
c. Tài liệu minh họa bán hàng của doanh nghiệp không phân biệt rõ giữa quyền lợi có đảm bảo và quyền lợi không bảo đảm; không thông báo cho khách hàng biết tổng số quyền lợi bảo hiểm nhận được theo các hợp đồng bảo hiểm không bảo đảm có thể khác nhau;
d. Hàng năm không xem xét lại các giả định dùng trong minh họa bán hàng; không sửa lại minh họa bán hàng nếu giả định không còn phù hợp với thực tế;
đ. Tài liệu giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, tài liệu minh họa bán hàng chứa đựng những thông tin về quyền lợi bảo hiểm trái với quy tắc, điều khoản bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn.

2. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:

a. Không cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, không giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
b. Không thực hiện thông báo cho bên mua bảo hiểm về tình trạng hợp đồng của họ theo quy định;
c. Yêu cầu giao kết hợp đồng bảo hiểm bổ trợ kèm theo hợp đồng bảo hiểm chính là điều kiện bắt buộc để duy trì hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm chính;
d. Vi phạm các quy định về triển khai các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động trong thời hạn từ 60 ngày đến 90 ngày một phần nội dung, phạm vi hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

a. Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
b. Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

Câu hỏi 82. Vi phạm quy định về bảo hiểm bắt buộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ?

Trả lời: Điều 20 Nghị định 41 quy định:

“1. Phạt tiền 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được kinh doanh bảo hiểm bắt buộc từ chối bán bảo hiểm bắt buộc cho cá nhân, tổ chức;
b. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được kinh doanh bảo hiểm bắt buộc không tuân thủ quy tắc, điều khoản và biểu phí do Bộ Tài chính ban hành;
c. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được kinh doanh bảo hiểm bắt buộc không tách riêng phần bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm trọn gói theo quy định.

2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động trong thời hạn từ 60 ngày đến 90 ngày một phần hoặc toàn bộ nghiệp vụ hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành đúng quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều này.”

Câu hỏi 83: Vi phạm các quy định về tái bảo hiểm sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Điều 13 Nghị định 41 quy định:

“1. Phạt tiền 50.000.000 đồng đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc) và người có liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:

a. Không phê chuẩn chương trình tái bảo hiểm;
b. Không ban hành hoặc ban hành quy trình, hướng dẫn nội bộ về hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm không đáp ứng quy định của pháp luật;
c. Không thực hiện việc tái bảo hiểm theo chương trình tái bảo hiểm và quy trình, hướng dẫn nội bộ về hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.

2. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với Tổng giám đốc (Giám đốc) và người có liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Nhượng tái bảo hiểm không đúng quy định của pháp luật;
b. Giữ lại mức trách nhiệm tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ quá 10% vốn chủ sở hữu;
c. Nhận tái bảo hiểm đối với chính những rủi ro đã nhượng tái bảo hiểm; nhượng toàn bộ trách nhiệm bảo hiểm đã nhận trong một hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác;
d. Nhà tái bảo hiểm không nằm trong danh sách doanh nghiệp dự kiến sẽ nhượng tái bảo hiểm;
đ. Nhượng tái bảo hiểm cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm ở nước ngoài không được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s, “B++” theo A.M.Best, “Baa” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động trong thời hạn từ 60 ngày đến 90 ngày một phần nội dung, phạm vi hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

a. Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b. Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về tái bảo hiểm đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

Câu hỏi 84. Xử phạt các hành vi vi phạm các quy định về bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm đƣợc quy định như thế nào?

Trả lời: Các hành vi và hình thức xử phạt đối với những hành vi này được quy định rõ tại Điều 15 Nghị định 41 quy định:

“1. Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc), người được giao trách nhiệm và người có liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện hành vi giải quyết bồi thường cho khách hàng chậm so với thời hạn quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc), người được giao trách nhiệm và người có liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:

a. Yêu cầu người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm trả thù lao, hay các quyền lợi vật chất khác trái pháp luật trong quá trình giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
b. Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;

3. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân đã nhận được tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm do có hành vi gian dối, giả mạo các tài liệu trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b. Buộc đình chỉ các chức danh đã được doanh nghiệp bổ nhiệm vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
c. Buộc thu hồi toàn bộ số tiền đã bồi thường đối với trường hợp vi phạm các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”

Câu hỏi 85. Những hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Điều 16 Nghị định 41 quy định:
“1. Phạt tiền 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm;
b. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật;
c. Thông tin làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bảo hiểm khác.

2. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) và người có liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gây thiệt hại cho quyền lợi của bên mua bảo hiểm;
b. Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động trong thời hạn từ 60 ngày đến 90 ngày một phần nội dung, phạm vi hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b. Buộc đình chỉ các chức danh đã được doanh nghiệp bổ nhiệm đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c. Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

Câu hỏi 86. Những vi phạm các quy đinh về sử dụng điều khoản, quy tắc, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm?

Trả lời: Điều 19 Nghị định 41 quy định: “1. Phạt tiền 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Tài liệu giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp không rõ ràng, khó hiểu và chứa đựng thông tin dẫn đến hiểu lầm;
b. Tài liệu minh họa bán hàng không rõ ràng, đầy đủ và chính xác để giúp khách hàng có sự lựa chọn phù hợp;
c. Tài liệu minh họa bán hàng của doanh nghiệp không phân biệt rõ giữa quyền lợi có đảm bảo và quyền lợi không bảo đảm; không thông báo cho khách hàng biết tổng số quyền lợi bảo hiểm nhận được theo các hợp đồng bảo hiểm không bảo đảm có thể khác nhau;
d. Hàng năm không xem xét lại các giả định dùng trong minh họa bán hàng; không sửa lại minh họa bán hàng nếu giả định không còn phù hợp với thực tế;
đ. Tài liệu giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, tài liệu minh họa bán hàng chứa đựng những thông tin về quyền lợi bảo hiểm trái với quy tắc, điều khoản bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn.

2. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Không cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, không giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
b. Không thực hiện thông báo cho bên mua bảo hiểm về tình trạng hợp đồng của họ theo quy định;
c. Yêu cầu giao kết hợp đồng bảo hiểm bổ trợ kèm theo hợp đồng bảo hiểm chính là điều kiện bắt buộc để duy trì hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm chính;
d. Vi phạm các quy định về triển khai các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động trong thời hạn từ 60 ngày đến 90 ngày một phần nội dung, phạm vi hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
b. Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.” 

Câu hỏi 87. Những vi phạm các quy định về tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và hoạt động của đại lý bảo hiểm được quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 23 Nghị định 41 quy định những hành vi vi phạm cụ thể trong hoạt động đào tạo, sử dụng hoạt động của đại lý bảo hiểm là:

“1. Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với đại lý bảo hiểm thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nhưng chưa được sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý;
b. Thông tin, quảng cáo về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, điều kiện và điều khoản bảo hiểm sai sự thật làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
c. Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;
d. Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;
đ. Hứa hẹn giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm hoặc các quyền lợi khác mà doanh nghiệp bảo hiểm không cam kết với khách hàng;
e. Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng bảo hiểm mới.

2. Phạt tiền 40.000.000 đồng đối với tổ chức đào tạo đại lý thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Đào tạo đại lý bảo hiểm để cấp chứng chỉ hành nghề khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài chính;
b. Không tuân thủ thời lượng tối thiểu, nội dung chương trình đào tạo đại lý đã được Bộ Tài chính phê chuẩn;
c. Không thực hiện báo cáo Bộ Tài chính về số lượng khóa đào tạo đã tổ chức, số lượng đại lý bảo hiểm đã đào tạo, số lượng chứng chỉ đã cấp trong năm theo mẫu quy định của Bộ Tài chính;
d. Không thực hiện báo cáo Bộ Tài chính và thông báo cho Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam danh sách các đại lý bảo hiểm đang hoạt động và danh sách các đại lý vi phạm quy chế hành nghề đại lý hoặc vi phạm pháp luật đã bị doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng đại lý.

3. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động đại lý bảo hiểm mà không đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 84 và Điều 86 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a. Tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm hành chính mà có;
b. Tịch thu chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.”

Câu hỏi 88. Vi phạm quy định về vốn và ký quỹ?

Trả lời: Điều 25 Nghị định 41 quy định về xử phạt các hành vi vi phạm về vốn điều lệ như sau:
“1. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Không duy trì mức vốn điều lệ đã góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (sau đây viết gọn là Nghị định số 46/2007/NĐ-CP);

b. Không đảm bảo vốn điều lệ đã góp tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động;
c. Một cổ đông là cá nhân sở hữu vượt quá 10% vốn điều lệ;
d. Một cổ đông là tổ chức sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ;
đ. Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ.
e. Các cổ đông sáng lập sở hữu dưới 50% vốn điều lệ trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Thu hồi hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động trong thời hạn từ 90 ngày đến 180 ngày một phần nội dung, phạm vi hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành của doanh nghiệp đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này.
b. Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.” 

Điều 26 Nghị định 41 quy định về xử phạt các hành vi vi phạm về ký quỹ như sau:
“1. Phạt tiền 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm không nộp hoặc sử dụng tiền ký quỹ trái với quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP.

2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”

Câu hỏi 89. Thế nào là vi phạm quy định về dự trữ bắt buộc, trích lập, quản lý và sử dụng dự phòng nghiệp vụ và mức xử phạt cụ thể của những vi phạm này?

Trả lời: Điều 27 Nghị định 41 quy định về những hành vi và mức phạt cụ thể đối với những vi phạm quy định về dự trữ bắt buộc, trích lập quản lý và sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ như sau:
“1. Phạt tiền 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng và người có liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:

a. Không đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ với Bộ Tài chính;
b. Không trích lập hoặc trích lập không đủ dự trữ bắt buộc, sử dụng quỹ dự trữ bắt buộc không đúng quy định.

2. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng, Chuyên gia tính toán và người có liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Không trích lập hoặc trích lập không đủ dự phòng nghiệp vụ theo quy định;
b. Không tuân thủ phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ đã đăng ký với Bộ Tài chính;
c. Sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ không đúng quy định.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động trong thời hạn từ 90 ngày đến 180 ngày một phần hoặc toàn bộ nội dung, phạm vi hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

a. Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành, chuyên gia tính toán đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
b. Buộc đình chỉ các chức danh đã được doanh nghiệp bổ nhiệm đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c. Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.” 

Câu hỏi 90. Vi phạm các quy định về đầu tư vốn?

Trả lời: Kinh doanh bảo hiểm là ngành kinh doanh có điều kiện, vì vậy cơ quan Nhà nước sẽ có những quy định chặt chẽ để đảm bảo sự an toàn trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm trong đó có quy định chặt chẽ về vốn và đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Điều 28 Nghị định 41 quy định xử phạt đối với những hành vi vi phạm các quy định về đầu tư vốn như sau:

“1. Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng và người có liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện hành vi không hạch toán tách biệt các khoản đầu tư vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu và đầu tư từ dự phòng nghiệp vụ.
2. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc) và người có liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Đầu tư ngoài các nguồn vốn được phép đầu tư theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP;
b. Sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu tương ứng với mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm để đầu tư dưới hình thức là các khoản cho vay, đầu tư trở lại cho các cổ đông hoặc người có liên quan;
c. Sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu tương ứng với biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm để đầu tư dưới hình thức là các khoản cho vay, đầu tư trở lại cho các cổ đông hoặc người có liên quan;
d. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ vượt quá tỷ lệ được phép đầu tư vào các lĩnh vực theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP.
đ. Sử dụng nguồn vốn dự phòng nghiệp vụ để đầu tư ra nước ngoài;
e. Đầu tư ra nước ngoài không thực hiện dưới tên của doanh nghiệp đó và chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a. Tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm hành chính mà có;
b. Thu hồi hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động trong thời hạn từ 90 ngày đến 180 ngày một phần hoặc toàn bộ nội dung, phạm vi hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
b. Buộc đình chỉ các chức danh đã được doanh nghiệp bổ nhiệm đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
c. Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.” 

Câu hỏi 91. Vi phạm các quy định về an toàn tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bị xử phạt theo quy định nào?

Trả lời: Theo Điều 29 Nghị định 41 quy định:
“1. Phạt tiền 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc), Chuyên gia tính toán, Kế toán trưởng và người có liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Không thực hiện các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán khi doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
b. Không báo cáo kịp thời với Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán;

2. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc), chuyên gia tính toán, Kế toán trưởng và người có liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Không tuân thủ yêu cầu của Bộ Tài chính về việc khôi phục khả năng thanh toán;
b. Không thực hiện đúng phương án khôi phục khả năng thanh toán, củng cố tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp đã được Bộ Tài chính chấp thuận.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Thu hồi hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động trong thời hạn từ 90 ngày đến 180 ngày một phần hoặc toàn bộ nội dung, phạm vi hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc bãi nhiệm chức vụ người quản trị, điều hành, chuyên gia tính toán đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
b. Buộc đình chỉ các chức danh đã được doanh nghiệp bổ nhiệm đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
c. Buộc chấp hành các quy định của pháp luật về khôi phục khả năng thanh toán đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.” 

Câu hỏi 92. Những vi phạm về báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ, báo cáo bổ sung về tình hình hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định cụ thể như thế nào?

Trả lời: Điều 32 Nghị định 41 quy định các hành vi vi phạm về quản lý thông tin như sau:
“1. Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tái bảo hiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Nộp báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ, báo cáo bổ sung không đúng thời hạn quy định;
b. Thông tin trong báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ, báo cáo bổ sung không đầy đủ, không chính xác;

2. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về chế độ báo cáo đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.” 

Câu hỏi 93. Các hành vi vi phạm các quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời: Điều 33 Nghị định 41 quy định xử phạt các hành vi vi phạm về thanh kiểm tra và giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như sau:

“1. Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng, chuyên gia tính toán và người có liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện hành vi trì hoãn, lẩn tránh, hoặc không cung cấp tài liệu, số liệu theo yêu cầu của cơ quan thanh tra, đoàn thanh tra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát; hoặc có thủ đoạn đối phó với thanh tra viên, cán bộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang thi hành nhiệm vụ.

2. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với cá nhân hoặc tổ chức thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Không chấp hành quyết định xử lý của cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm tra;
b. Can thiệp vào việc xử lý của cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm tra;
c. Giấu giếm, sửa chữa chứng từ, sổ sách hoặc thay đổi tang vật trong khi đang bị thanh tra, kiểm tra;
d. Tự ý tháo bỏ, di chuyển hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng niêm phong: kho, quỹ, sổ sách, chứng từ kế toán, hồ sơ bảo hiểm hoặc các tang vật đang bị niêm phong, tạm giữ.”

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

close nav
Tất cả danh mục