logo Học viện hậu cần ngành Bảo hiểm thuộc Bigfamily

Luật kinh doanh bảo hiểm: Quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm

Viết đánh giá
Insurtech:
Liên hệ

Bảo hiểm là giải pháp đa tiện ích và có nhiều ràng buộc pháp lý. Tư vấn viên bảo hiểm vừa  phải đóng vai trò là cố vấn tài chính vừa phải đóng vai trò là cố vấn pháp lý khi đi tư vấn cho khách hàng.

Anh chị tư vấn viên hãy cố gắng lên nhé, trau dồi sự am hiểu về pháp lý sẽ hơi vất vả nhưng bù lại Anh chị không chỉ mang đến giá trị cho bản thân và khách hàng mà còn tạo ra ấn tượng tích cực làm thay đổi cách nhìn của khách hàng về ngành bảo hiểm đấy ạ.

Xin chào Anh chị, Bigfamily xin được cung cấp các thông tin về Luật kinh doanh bảo hiểm theo từng phần để Anh chị tư vấn viên dễ dàng nắm bắt và vận dụng cho công việc tư vấn của mình. Nguồn trích dẫn của Bigfamily đảm bảo từ văn bản quy phạm pháp luật tại cổng thông tin điện tử của chính phủ (Xem tại đây) nên Anh chị tư vấn viên hoàn toàn yên tâm để tra cứu nhé. Mỗi Anh chị khi đi tư vấn khách hàng đều là một luật sư. Anh chị vừa cung cấp giải pháp gia tăng tài sản cho khách hàng vừa đảm bảo rằng giải pháp đó tuân thủ đúng pháp lý để lúc cần thiết khách hàng của chúng ta sẽ được bảo vệ.

Am hiểu pháp luật khi đi tư vấn bảo hiểm là cách thức để Anh chị tư vấn bảo vệ chính mình và khách hàng của mình. Chúng tôi hy vọng rằng Anh chị sẽ là những chuyên gia tư vấn hàng đầu được khách hàng tin yêu và tôn trọng.

Kính chúc Anh chị thành công.

----------------------------------------

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm; góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Luật này quy định về kinh doanh bảo hiểm.

Luật số 24/2000/QH10 của Quốc hội : Kinh doanh Bảo hiểm

-----------------------------------------

CHƯƠNG VII: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM

Điều 120. Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm

Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm bao gồm:

1. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;

2. Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;

3. Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm;

4. Áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm;

5. Tổ chức thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm;

6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;

7. Chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài;

8. Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;

9. Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm;

10. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Điều 121. Cơ quan quản lý nhà nước

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Điều 122. Thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm

1. Việc thanh tra hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải được thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật.

Việc thanh tra về tài chính được thực hiện không quá một lần trong một năm đối với một doanh nghiệp. Thời hạn thanh tra tối đa không quá 30 ngày, trong trường hợp đặc biệt thời hạn thanh tra được gia hạn theo quyết định của cơ quan cấp trên có thẩm quyền, nhưng thời gian gia hạn không được quá 30 ngày.

Việc thanh tra bất thường chỉ được thực hiện khi có căn cứ về sự vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.

2. Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của người có thẩm quyền; khi kết thúc thanh tra phải có biên bản kết luận thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra chịu trách nhiệm về nội dung biên bản và kết luận thanh tra.

3. Người ra quyết định thanh tra không đúng pháp luật hoặc lợi dụng thanh tra để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

close nav
Tất cả danh mục