logo Học viện hậu cần ngành Bảo hiểm thuộc Bigfamily

Sai lầm của tư vấn Bảo hiểm nhân thọ khiến người khác xa lánh

Viết đánh giá
Insurtech:
Liên hệ

Anh chị đã đến đây thì nhiệm vụ của chúng tôi là tiếp thêm "Lửa" cho hành trình chinh phục khách hàng của Anh chị.

Đây là những mẫu chuyện ngắn mà rất nhiều Anh chị tư vấn viên của chúng tôi đã gửi về ban biên tập để nhờ đăng tải giúp cho những đồng nghiệp đang đồng hành có thể có thêm động lực để dễ dàng vượt qua những chướng ngại phía trước và chinh phục hành trình trở thành tư vấn viên bảo hiểm chuyên nghiệp. Nếu Anh chị có tâm sự hãy gửi cho chúng tôi nhé.

Nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ là một trong những nghề rất cao quý và nhân văn. Thế nhưng hiện nay, khi nghe thấy ai đó nhận mình làm tư vấn Bảo hiểm, người ta thường có cái nhìn không mấy thiện cảm.

Tất nhiên, có lửa thì mới có khói, do đó, người tư vấn bảo hiểm cần phải nhìn nhận lại chính bản thân mình. Sau đây là 5 sai lầm khiến tư vấn Bảo hiểm bị người khác xa lánh.

1. Liên tục nói về rủi ro

Con người chẳng ai muốn nhắc đến những chuyện xui xẻo. Do đó, việc liên tục nói về rủi ro, những câu chuyện chẳng lành trong xã hội một cách vô tội vạ là điều cần phải hạn chế đối với các tư vấn bảo hiểm nhân thọ. Đừng mang những chuyện không vui của người này ra để dọa người khác, điều đó chỉ khiến người ta nhìn Anh chị bằng con mắt khinh thường. Họ sẽ không quan tâm đến câu chuyện mà Anh chị truyền tải đâu mà họ sẽ đánh giá con người Anh chị là một kẻ chỉ biết vụ lợi trên nỗi đau của người khác. Khi đó, Anh chị mất đi thiện cảm của những người xung quanh, đồng nghĩa với việc Anh chị mất đi những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Vẫn biết, sợ rủi ro là động lực để khách hàng tham gia bảo hiểm nên câu chuyện về rủi ro chỉ nên bắt đầu khi người khác đã xác định tâm lý lắng nghe.

Cách nói chuyện khác nhau dẫn đến phản ứng của khách hàng khác nhau

2. Dạy khôn người khác

Nhiều tư vấn bảo hiểm hiện nay đang tự cho mình là những chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân, vì vậy họ thường tìm cách “dạy khôn” người khác phải tham gia bảo hiểm. Ở nhà, bố mẹ có thể dạy con, anh chị có thể dạy em. Nhưng khi ra ngoài xã hội, thực tình cần phải nhìn nhận lại về trình độ của người tư vấn bảo hiểm với những người xung quanh. Nếu Anh chị là một người chỉ học hết cấp 3 liệu có dạy khôn được với những người đã tốt nghiệp đại học loại tốt; nếu trước đây Anh chị chỉ là người làm việc tay chân liệu Anh chị có thể dạy khôn những người đang làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Rõ ràng, Anh chị nên khiêm nhường và tìm cách để cho các mối quan hệ giao tiếp trở nên cân bằng. "Tôi chia sẻ cho bạn những điều tốt đẹp về bảo hiểm mà có thể bạn chưa biết chứ không phải là để dạy dỗ bạn", như vậy người nghe sẽ cảm thấy thoải mái và dễ dàng tiếp nhận hơn.

3. Luôn muốn bán hàng cho người khác

Chẳng ai muốn bị người khác bán hàng và chốt sale cả. Do đó, trong quan hệ giao tiếp xã hội, đừng mong bán bảo hiểm cho bất kỳ ai Anh chị gặp. Hãy tự đặt tâm lý của người khác vào chính mình, nếu Anh chị gặp một người mà người đó chỉ mong bán được thứ gì đó cho Anh chị, liệu cuộc gặp đó Anh chị thấy có ý nghĩa hay không? Do đó, tâm thế của người tư vấn bảo hiểm chuyên nghiệp không phải là bán hàng mà là mang những điều tốt đẹp đến cho những người xung quanh. Gặp những người lạ thì phải nói những lời hay ý đẹp, chia sẻ thông tin có giá trị hữu ích, gặp bạn bè thì hỏi thăm sức khỏe, tình hình công việc, góp ý khi cuộc sống của họ gặp khó khăn. Khi họ cảm thấy giá trị mang lại từ những cuộc gặp gỡ với Anh chị, họ sẽ càng tôn trọng Anh chị và chính công việc Anh chị làm. Lúc phát sinh nhu cầu họ sẽ tìm tới Anh chị hoặc giới thiệu cho Anh chị nhiều khách hàng mới và công việc của Anh chị sẽ phát triển nhiều hơn cả mong đợi.

4. Spam mạng xã hội

Nhiều tư vấn bảo hiểm đang có quan điểm sai lầm rằng, càng phải đưa lên mạng xã hội nhiều những câu chuyện thương tâm thì người khác mới sợ hãi và sẽ mau chóng tham gia bảo hiểm. Đây là một sai lầm rất lớn. Thứ nhất Anh chị đang biến chính trang cá nhân trên mạng xã hội của mình trở thành một cái “bãi rác” của những thông tin tiêu cực. Thứ hai, mạng xã hội cũng là nơi để chúng ta giao tiếp, truyền tải thông tin nên Anh chị cần phải tôn trọng những quy tắc ứng xử trên internet. Cũng giống như ngoài đời thực, con người phải lựa chọn để nói ra những lời hay, ý đẹp thì mạng xã hội cũng vậy. Nếu Anh chị là người suốt ngày chỉ biết spam trên internet, người khác sẽ coi Anh chị chẳng khác nào những kẻ dở hơi và chuyện “unfriend” hay “block” chỉ xảy ra sớm muộn mà thôi.

5. Nói xấu đối thủ cạnh tranh

Điều tối kỵ trong cuộc sống đó chính là nói xấu lẫn nhau. Do đó, nếu Anh chị đang làm tư vấn bảo hiểm tại công ty này mà đi nói xấu công ty khác, thì điều đó chỉ làm hình ảnh của Anh chị trong mắt mọi người ngày càng tồi tệ. Có thể Anh chị đang nói xấu công ty khác để mong khách hàng lựa chọn tham gia tại công ty mình, Anh chị nghĩ điều đó sẽ có tác dụng nhanh chóng. Nhưng chúng ta cũng phải đặt suy nghĩ trên phương diện của khách hàng, nếu Anh chị chỉ là người chăm chăm đi nói xấu thì chứng tỏ đạo đức của Anh chị đã không tốt rồi, liệu họ có đủ tin tưởng để giao cho Anh chị trách nhiệm chăm sóc hợp đồng bảo hiểm? Câu trả lời là không. Nói xấu lẫn nhau chỉ khiến hình ảnh về công việc Anh chị đang làm trở nên xấu xí thêm mà thôi.

“5 sai lầm của tư vấn Bảo hiểm nhân thọ khiến người khác xa lánh” là thông điệp mà chúng tôi muốn gửi gắm đến những người đang làm trong lĩnh vực tư vấn bảo hiểm nhân thọ. Để có thể trở thành một người tư vấn chuyên nghiệp, để có thể làm văn minh môi trường bảo hiểm nhân thọ, xin hãy đặt mình vào tâm lý của những người đối diện trong cuộc giao tiếp với Anh chị để có cách hành xử phù hợp và nhân văn nhất.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

close nav
Tất cả danh mục