logo Học viện hậu cần ngành Bảo hiểm thuộc Bigfamily

Thuật ngữ quảng cáo Facebook

Viết đánh giá
Insurtech:
Liên hệ

Khi mới bắt đầu chạy quảng cáo trên Facebook bạn sẽ thường gặp rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành và không thể hiểu được ý nghĩa của chúng, dù có search Google cũng không có. Đa phần các thuật ngữ này thường được gọi theo cách tự nhiên và không có quy tắc.

Bên dưới đây là một số thuật ngữ mà bạn cần phải biết khi chạy Facebook Ads.

THUẬT NGỮ QUẢNG CÁO FACEBOOK

Khi mới bắt đầu chạy quảng cáo trên Facebook bạn sẽ thường gặp rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành và không thể hiểu được ý nghĩa của chúng, dù có search Google cũng không có. Đa phần các thuật ngữ này thường được gọi theo cách tự nhiên và không có quy tắc.

Bên dưới đây là một số thuật ngữ mà bạn cần phải biết khi chạy Facebook Ads.

1. Múi giờ là gì ?

Tức là tài khoản quảng cáo có chu kì chạy trong 24 giờ đồng hồ theo múi giờ quảng cáo của bạn.

Nếu múi giờ quảng cáo của bạn là (GMT +7:00) Asia/Ho Chi Minh, thì quảng cáo của bạn sẽ bắt đầu ngày mới vào lúc 0h00. Nếu bạn nào kiếm tiền ở thị trường Việt Nam thì múi giờ này hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, khi bạn kiếm tiền với thị trường nước ngoài, đặc biệt là bán áo thun, múi giờ GMT +7:00 sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quảng cáo của bạn. Ở khoảng thời gian khách hàng tương tác tốt thì quảng cáo của bạn lại sắp hết tiền để chạy.

2. Target là gì ?

Đây là thuật ngữ nói đến việc nhắm đối tượng mục tiêu. Target trong tiếng Anh có nghĩa là mục tiêu, đích đến đó bạn. Target bạn sẽ hay nghe "dân trong nghề" nói đến rất nhiều vì nó cũng là 1 yếu tố giúp quảng cáo Facebook thành công.

3.Campaign (Chiến dịch) là gì ?

Campaign (chiến dịch) là một thao tác bạn bắt đầu chạy quảng cáo trên Facebook để tiếp cận khách hàng. Mọi người thường nói " lên camp " có nghĩa là lên chiến dịch, lên quảng cáo để chạy. Trong một campaign bao gồm nhiều ads set khác nhau.

4.Tiếp cận (Reach) là gì ?

Đây là chỉ số phổ biến nhất mà hầu hết ai chạy quảng cáo trên Facebook đều phải biết. Chỉ số này cho bạn biết quảng cáo của bạn đã hiển thị đến bao nhiêu lượt khách hàng.
Nói dễ hiểu, khi khách hàng bắt gặp quảng cáo của bạn trên news feed của họ, cứ nhìn thấy là tính lượt reach.

Vì vậy để có chỉ số reach cao, bạn phải có múi giờ phù hợp để quảng cáo tối ưu đến khách hàng.

Reach có 2 loại:

  • Reach trả phí (bỏ tiền mua quảng cáo): tức là bạn phải bỏ tiền ra mua quảng cáo thì mới tiếp cận được đến người dùng.
  • Miễn phí (tiếp cận tự nhiên): là những lượt tiếp cận tới người dùng mà không bỏ thêm chi phí, ví dụ như một ai đó share bài viết của bạn và bài viết đó lại xuất hiện trên newsfeed của một người dùng khác, đây được gọi là lượt tiếp cận tự nhiên hoặc tiếp cận không phải trả phí.

Reach tự nhiên và reach trả phí

Số lượt tiếp cận người dùng càng nhiều thì khả năng bán được hàng và làm cho người dùng biết đến thương hiệu của bạn càng cao.
Trên mạng, bạn có thể một số người thảo luận về tut trick “bắn reach” tức là bạn sẽ sử dụng một vài lỗ hỏng của Facebook để chạy tiếp cận đến nhiều người với chi phí cực thấp.
Việc bắn reach không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả và mang lại lợi nhuận, bạn có thể tìm một số dịch vụ hỗ trợ bắn reach vì họ đã chuẩn bị các thứ đầy đủ, chỉ cần bạn bỏ tiền là họ sẽ chạy giúp bạn nhanh chóng hơn.

5.Ngân sách (Budget) 

Ngân sách là số tiền bạn sẽ chi ra cho chiến dịch quảng cáo của mình. Bạn cần hiểu rõ một vấn đề, Facebook chỉ tính tiền khi quảng cáo của bạn có được những kết quả như bạn mong muốn.
Nếu bạn chi 5 USD để Facebook tối ưu lượt tương tác, thì khi nào có tương tác thì Facebook mới tính phí của bạn. Bạn có thể ngừng quảng cáo bất kì khi nào bạn muốn, dù nó chỉ mới tiêu hết 1 USD.
Facebook cung cấp cho bạn 2 cách tính ngân sách chính:

  • Ngân sách mỗi ngày (Daily Budget): Đây là khoản tiền bạn muốn chi tiêu dành cho quảng cáo trong 1 ngày. Ví dụ: Nếu bạn chọn ngân sách mỗi ngày là 5 USD, Facebook sẽ tự tính toán và dùng hết 5 USD đó trong 24 giờ. Tiếp tục như thế cho các ngày tiếp theo, nêu bạn vẫn tiếp tục quảng cáo.
  • Ngân sách trọn đời (Lifetime Budget)

Tùy theo chiến lược quảng cáo mà bạn chọn cách tính ngân sách phù hợp cho mình. Nói dễ hiểu, bạn sẽ dàn trải ngân sách trong 1 khoảng thời gian. Ví dụ, bạn thiết lập chi tiêu là 5 USD trong vòng 7 ngày, thì Facebook sẽ tự động tính toán chi tiêu sao cho vừa đủ 5 USD trong 7 ngày đó.

Cắn tiền (Spent) - Trừ tiền

Bạn thường nghe Facebook cắn tiền nhưng không hiểu nó là gì? Cắn tiền là cách nói khi Facebook tiêu tiền của bạn. Quảng cáo sau khi được phê duyệt mới bắt đầu cắn tiền. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn vẫn sẽ gặp hiện tượng Facebook đã duyệt nhưng không cắn tiền.

6. Cost (Chi phí)

Đây là chi phí cho mỗi kết quả Facebook mang đến cho bạn như lượt tương tác đến bài viết, nhấp vào trang web,…tùy vào hình thức quảng cáo mà bạn đã chọn từ đầu.
Khi quảng cáo của bạn có được nhiều kết quả, ví dụ như nhiều người tương tác với bài viết của bạn, Facebook sẽ giảm chi phí quảng cáo cho bạn.
Mạng xã hội này luôn ưu tiên đến trải nghiệm người dùng, nếu quảng cáo của bạn thu hút nhiều sự quan tâm, Facebook sẽ tối ưu chi phí, thậm chí ưu tiên hiển thị quảng cáo của bạn so với các đối thủ khác.
Nói dễ hiểu, càng nhiều sự quan tâm đến bài viết của bạn, chi phí càng giảm.

7. CPM (Cost per 1,000 impression)

  • CPM là chi phí cho 1000 lần quảng cáo được hiển thị. Khi quảng cáo của bạn xuất hiện trên News Feed, hoặc cột bên phải đều tính là lượt hiển thị.
  • CPM cũng có thể hiểu là mức độ cạnh tranh quảng cáo của tệp khách hàng đó. Ví dụ, nếu bạn có một tệp khách hàng sở thích chó Pitbull, tệp khách hàng này có quá nhiều người chạy quảng cáo đến nó sẽ làm CPM bị đẩy lên cao.
  • CPM càng cao, bạn cần phải tốn nhiều tiền hơn để quảng cáo của bạn có cơ hội hiển thị đến khách hàng.
  • Optimized CPM: CPM tối ưu hóa là loại giá thầu hiển thị quảng cáo của bạn cho những người có nhiều khả năng thực hiện hành động mà bạn muốn. Với loại giá thầu này, bạn thanh toán cho số lần hiển thị (CPM). Ví dụ: nếu mục tiêu quảng cáo của bạn là nhận thêm số lần thích trang, giá thầu CPM tối ưu hóa sẽ phân phối quảng cáo của bạn cho những người có nhiều khả năng thích trang của bạn hơn. Giá thầu của bạn sẽ tự động điều chỉnh để giúp quảng cáo tiếp cận những người mà bạn quan tâm, nhưng bạn sẽ không phải chi tiêu nhiều hơn ngân sách của mình.
  • CPM
  • CPM (Cost per 1000 impression) là giá tiền trên 1000 lần hiển thị.

Cách tính tiền khi chạy quảng cáo Facebook là dựa trên số lần hiển thị quảng cáo, tức là khi quảng cáo của bạn tiếp cận đến người dùng thì bạn sẽ bị tính tiền.
Nếu bạn chạy quảng cáo mà bị đắt, thì đa phần mọi người sẽ thường hỏi chỉ số CPM của bạn là bao nhiêu.
Chỉ số CPM phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: content ads, target, độ cạnh tranh giữa các nhà quảng cáo,…
Có những trường hợp CPM lên tới 400.000đ, 500.000đ, 1.000.000đ nhưng vẫn ra đơn rẻ thì quảng cáo đó vẫn được gọi là rẻ, nhưng đôi khi có những mẫu quảng cáo khi chạy thì 30.000đ/CPM – 60.000đ/CPM nhưng lại không ra đơn thì nó gọi là đắt.
Hoặc cũng có thể gọi đó là chiến dịch win (thắng) hay lose (thua)
Chỉ số CPM không phải là chỉ số quyết định giá ads đắt hay rẻ, nó đơn giản là để cho bạn dự đoán được giá quảng cáo khi chạy mà thôi.

8.CTR

CTR (Click through rate) là tỉ lệ click chuột vào mẫu quảng cáo trên tổng số lần hiển thị.
Cách tính chỉ số CTR rất đơn giản:
CTR= (Số lượt click / Số lượt hiển thị) x 100

CTR là một chỉ số khá là quan trọng, nó thể hiện mẫu quảng cáo của bạn có tốt và đạt hiệu quả không. Content yếu hoặc target sai đối tượng thì CTR tất nhiên sẽ thấp.
Thông thường các nhà quảng cáo chuyên nghiệp sẽ dựa vào chỉ số CTR để đưa ra các quyết định nên tắt mẫu quảng cáo hay là tiếp tục chạy.
Chỉ số CTR sẽ tùy thuộc vào target, độ hấp dẫn của content ads,… và còn tùy thuộc vào ngách sản phẩm mà bạn đang chạy nữa.

9.CPC (Cost Per Click)

CPC là viết tắt của Chi phí cho mỗi nhấp vào liên kết. Với phương pháp này, bạn sẽ phải trả mỗi khi ai đó nhấp vào liên kết của bạn dẫn họ đến trang web hoặc ứng dụng của bạn.
Nếu bạn đang tối ưu hóa cho các nhấp chuột liên kết, Facebook sẽ tối ưu hóa để tìm thấy những người có khả năng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn theo cách mà hầu hết.
CPC có thể là một lựa chọn tốt nếu mục tiêu của bạn là để gửi cho mọi người đến trang web hoặc ứng dụng của bạn.
Với CPC, bạn có thể đặt giá thầu thủ công. Giá thầu của bạn là số tiền tối đa bạn sẵn sàng trả cho mỗi nhấp vào liên kết. Ví dụ, nếu bạn đặt giá thầu của bạn đến $1, bạn sẽ không bao giờ chi tiêu nhiều hơn $1 đô la cho mỗi liên kết nhấp chuột.
Trong một số trường hợp, bạn có thể chi tiêu ít hơn giá thầu của bạn. Để chọn CPC hay đặt giá thầu sử dụng, nhấp vào Show Advanced Options trong phần Ngân sách & Biểu tạo quảng cáo.

Công thức tính CPC là: CPC= Số tiền đã tiêu / số lượt click vào quảng cáo

Chỉ số CPC sẽ thể hiện cho bạn biết là quảng cáo của bạn hiện tại có đang rẻ không, vì cơ bản CPC phụ thuộc vào CPM và CTR. Nếu CTR của bạn cao thì CPC sẽ càng thấp.

10.“Vít” hoặc “scale”

Vít hoặc scale có nghĩa là đã tìm ra được content ads win rồi, bây giờ chỉ cần bỏ thật nhiều tiền vào để chạy ra lợi nhuận mà thôi.
Thông thường các nhà quảng cáo sẽ có 2 cách để scale đó là nhân nhóm quảng cáo hoặc tăng ngân sách để tiếp cận được nhiều người hơn. Đôi khi còn bắt đầu mở rộng và chạy sang một tệp khách hàng mới.
Hiểu đơn giản, “vít” hay “scale” là khi đã tìm được content win rồi thì sẽ dùng nhiều tiền hơn để chạy. Tức là nhân rộng quy mô của chiến dịch mà bạn đã có kết quả khả quan.

11.ROI

ROI (Return On Investment) là chỉ số lợi nhuận mà bạn đạt được sau chiến dịch quảng cáo.
Công thức tính ROI sẽ là:
ROI = (Doanh thu – chi phí) / 100

Chẳng hạn bạn chạy 100k mà lãi 300k thì ROI sẽ là 300%, tức gấp 3 lần ngân sách bạn bỏ ra.

12.Lead

Lead trong marketing được hiểu là những khách hàng tiềm năng đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.
“Thu được leads” tức là bạn thu thập được data của nhiều khách hàng tiềm năng đó. Chẳng hạn như tên, email hay số điện thoại của họ.
Lead chưa chắc đã là khách hàng mua thực sự, họ chỉ đơn giản là người quan tâm đến dịch vụ của bạn thôi.
Ví dụ, khi bạn gặp một mẫu quảng cáo mua hàng trên Facebook, sau đó bạn nhấn vào mẫu quảng cáo đó và để lại thông tin bao gồm số điện thoại, email, tên,… thì đó được xem là 1 lead.

13.Chạy chiết khấu, chạy bùng

Nếu mà bạn đã từng dạo qua các group về chạy quảng cáo Facebook hoặc ở một số group digital marketing thì dễ dàng tìm thấy các nội dung như chạy chiết khấu 30%, 40%,…
Chạy chiết khấu 30% có nghĩa là bạn chạy 10 triệu nhưng chỉ tốn 3 triệu tiền bỏ ra mà thôi.

Vì bản chất khi chạy quảng cáo ở Facebook đó là bạn sẽ trả tiền sau khi đã đạt đến ngưỡng, thường thì Facebook sẽ có các ngưỡng trả tiền như: 50.000đ – > 110.000đ -> 160.000đ -> 560.000đ -> 1.100.000đ -> … 20.000.000đ, thậm chí nếu tài khoản bạn có lịch sử chạy tốt thì có thể gửi hỗ trợ để xin lên ngưỡng nợ là 40.000.000đ hoặc lên tới 100.000.000đ.
Sở dĩ có việc chạy chiết khấu là do nhiều bên họ chuẩn bị nhiều tài khoản có ngưỡng nợ cao.
Ví dụ cá nhân mình có hơn 50 tài khoản quảng cáo đang ở ngưỡng nợ là 14.000.000, thì tức là bây giờ mình đang có khả năng nợ tiền quảng cáo Facebook lên tới 14.000.000đ x 50 = 700.000.000đ.
Nhưng mình lại không có content hoặc không có sản phẩm gì tốt để chạy nên mới quyết định tìm ai có nhu cầu để ra cái giá chiết khấu “hời hợt“, tức là mình sẽ chạy cho bạn 700.000.000đ và chỉ lấy 30% trong đó thôi.
Đối với cá nhân mình thì không thích việc chạy chiết khấu một chút nào cả, nó ảnh hưởng rất nhiều đến những người khác và khi mà bạn đi tìm các dịch vụ chạy chiết khấu là bạn đang tiếp tay, ủng hộ những người làm dịch vụ bùng tiền quảng cáo của Facebook.
Từ 2017 tới nay rất nhiều người đã lợi dụng việc chạy bùng để kiếm lợi nhuận, nên Facebook ngày càng update và giết rất nhiều tài khoản có dấu hiệu muốn bùng, thậm chí bây giờ nếu mà bạn muốn bùng thì cũng rất khó.
Việc chạy chiết khấu không đơn giản là bùng đâu, chạy chiết khấu như thế thì fanpage của bạn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều vì Facebook sẽ ghi nhớ rằng fanpage này đã chạy ở một tài khoản không trả tiền, nguy cơ bạn sẽ bị “chết fanpage” là rất có khả năng xảy ra.
Trong năm 2016, Facebook đã khoá hầu hết các tài khoản Việt Nam thêm Paypal để thanh toán, vì "dân bùng" thường dùng Paypal để quỵt nợ. Đây là lí do vì sao nhiều newbie thường bị Facebook gắn cờ khi thêm Paypal vào phương thức thanh toán.

14.Chạy mass

Chạy mass là một thuật ngữ để nói về việc chạy mà không target (hoặc target sơ sơ, chỉ target tuổi, giới tính hoặc vị trí địa lý). Ưu điểm khi chạy mass là giá CPM của bạn rất là rẻ.
Facebook hay Google ngày càng muốn đơn giản hóa việc target đi, bởi vì dữ liệu mà họ đã thu thập đã quá đủ rồi. Và công nghệ của họ ngày cảng cải tiến nên họ muốn những người không có kỹ năng công nghệ cao cũng có thể chạy quảng cáo.
Mỗi một mẫu quảng cáo khi mà bạn chạy, Facebook có thể hiểu và phân tích nội dung mẫu quảng cáo đó và đưa nó đến một tệp khách hàng mà Facebook cảm thấy phù hợp nhất, nói chung việc chạy mass nó chỉ đơn giản là target vào độ tuổi chứ không đi sâu vào sở thích, hành vi của khách hàng.
Có thể bạn từng tham gia một lớp học Facebook Ads nào đó, ở đó họ sẽ chỉ bạn vẽ ra chân dung khách hàng, nào là thích xem gì, dùng điện thoại gì, mối quan hệ như thế nào,… nhưng đôi khi những điều đó nó không đúng với thực tế.
Một tài khoản Facebook có thể để lịch sử là kết hôn với người này, người kia nhưng trong thực tế thì chắc gì họ đã kết hôn.

Tuy nhiên, sau khi mà mình đã test rất nhiều hình thức chạy quảng trên Facebook như:

  • Web converstion
  • Click to web
  • Messenger
  • Like fanpage, tương tác.

Thì mình nhận thấy chạy mass phù hợp nhất với hình thức chạy chuyển đổi (web converstion).
Bản chất khi chạy web converstion thì bạn sẽ có một mã pixel, đoạn mã này sẽ tối ưu cho bạn và tự động tìm tới các người dùng có khả năng thực hiện mục tiêu bạn muốn trong chiến dịch quảng cáo (mua hàng, hoàn tất đăng ký).

Target “sâu”

Ở phần trên mình vừa nói tới những ưu điểm và lợi thế khi chạy mass, nhưng ở một số ngành hàng, sản phẩm khác thì bạn không nên chạy mass và thay vào đó cần phải target sâu hơn để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Ví dụ, bạn chạy hàng phong thủy và những đồ vật tâm linh thì khi target, bạn phải target xung quanh các sở thích, hành vi của người dùng như là: thích đạo Phật, đi chùa, tuổi từ 28 – 60, sống ở vị trí nào, thích các trang liên quan đến tôn giáo,…
Target sâu có nghĩa là phải phân tích đặc điểm, thói quen, hành vi, sở thích của khách hàng và cài đặt quảng cáo để nhắm tới họ.
Bản chất của Facebook Ads là mua bán vị trí quảng cáo, khi bạn target sâu vào tệp khách hàng thì nó đồng nghĩa với việc bạn đang yêu cầu Facebook bán cho bạn nhiều dữ liệu, thông tin hơn về tệp khách hàng và đưa mẫu quảng cáo đó tới họ (những khách hàng tiềm năng).
Khi target sâu thì CPM của bạn sẽ cao hơn so với việc chạy mass và nếu bạn target tốt thì khả năng bán được nhiều đơn hàng là rất cao.
Mình sẽ không nói chính xác được là bạn nên target sâu hay chạy mass sẽ tốt hơn, mỗi một nhà quảng cáo cần phải tự phân tích và đưa ra lựa chọn, testing A/B cho từng chiến dịch thì mới nói chính xác cụ thể được.
Vì thế, nếu bạn muốn biết sản phẩm của bạn có nên chạy target sâu hay chạy mass để có lợi nhuận tốt, thì việc cần làm đó chính là test mà thôi.

15.Acc via và nick clone

Acc via

Acc via hay gọi đơn giản là “via” là những tài khoản Facebook hoạt động bình thường nhưng do những hacker đã tìm cách nào đó để chiếm đoạt quyền sở hữu tài khoản đó.
Thông thường bạn sẽ thường nghe đến việc via đã change info và chưa change info, việc change info rồi thì sẽ làm cho người dùng không có cách nào lấy lại được tài khoản Facebook nữa.
Đa phần những người mua acc via về chủ yếu là để tạo thêm tài khoản quảng cáo hoặc dùng để test các tut tricks của Facebook.

Đăng bài mua via trong cộng đồng isocial

Việc mua via khá phổ biến trên các group về Facebook Ads, giá mỗi acc via trước đây mình từng mua là rơi vào tầm 20.000đ-30.000đ, via sẽ có loại tương tác và loại không tương tác nhé. Nếu bạn mua để tạo tài khoản quảng cáo thì nên mua loại có tương tác hoặc là via cổ (tức là tài khoản này đã được tạo từ nhiều năm trước).

Nick clone

Là những tài khoản Facebook ảo được lập ra với các mục đích khác nhau, đa phần những người tạo nick clone là để không muốn ai biết mình đang sử dụng Facebook vì lí do cá nhân. Các nick clone sẽ không có nhiều tương tác, chủ yếu là dùng để ẩn danh.
Ví dụ mình mình đang gia nhập một group về “tình yêu và couple“, mình muốn đăng một bài vào group để mọi người giúp đỡ và chỉ cách cho mình cách tìm crush nhưng lại không muốn ai biết danh tính, lúc này thì mình sẽ dùng một nick clone không có nhiều thông tin để xin đăng bài vào.
Nếu bạn chạy quảng cáo Facebook thì nick clone chỉ có tác dụng để like share comment tạo tương tác bài viết trên fanpage chứ không hỗ trợ việc tạo tài khoản quảng cáo Facebook, nếu tạo được thì rất dễ bị checkpoint hoặc chết tài khoản rất nhanh.

16.BM 1, BM 2, BM 5, BM 30, BM 2500

BM (Business manager) là những tài khoản doanh nghiệp của bạn trên Facebook, trước đây mỗi một tài khoản Facebook sẽ tạo được 2 BM và mỗi BM sẽ được tạo 1 tài khoản quảng cáo gọi là BM 1 (do nó có 1 tài khoản quảng cáo).
Khi bạn chạy quảng cáo và đã thanh toán qua ngưỡng đầu tiên thì được phép tạo thêm 4 tài khoản quảng cáo tiếp, tức là mỗi BM lúc này sẽ có 5 tài khoản quảng cáo (gọi là BM 5).

Nhưng ở năm 2019 này thì Facebook họ đã update, thay đổi một số thứ. Chẳng hạn như việc lên BM 5 đã không còn dễ dàng và phổ biến nữa.
Thay vào đó là những BM 30 và BM 2500 (tức là mỗi BM có 30 tài khoản quảng cáo hoặc có 2500 tài khoản quảng cáo), để lên được số lượng tài khoản quảng cáo lớn như thế này thì bạn cần phải có giấy giờ như là mã số thuế, giấy đăng ký doanh nghiệp,… để Facebook duyệt thì mới lên được BM 30, BM 2500.

17.Checkpoint

Checkpoint là một cách mà Facebook giúp bạn bảo vệ tài khoản để phòng tránh trường hợp ai đó lấy cắp nick của bạn.
Các tài khoản sẽ dễ bị checkpoint nếu như đăng nhập ở nhiều thiết bị khác nhau hoặc có một hoạt động gì đó bất thường.
Về phía các nhà quảng cáo khi đi mua các loại via, nick clone về thì việc gặp checkpoint là rất thường xuyên luôn.

Checkpoint có rất nhiều dạng, nhưng chủ yếu dạng checkpoint xác định danh tính bạn bè và mở ra là dễ nhất.
Những cao thủ bán via họ thường có backup friend của nick via lại để bán kèm luôn, nên bạn sẽ thấy có nhiều người đăng tin mua via có full backup là để mở checkpoint đấy.
Hoặc nếu ai dùng các hệ thống quản tài khoản via thì nó có cài đặt tự động mở checkpoint luôn.

18.Tài khoản quảng cáo Facebook bị gắn cờ là gì?

Trong quá trình tìm hiểu và tập chạy quảng cáo Facebook, bạn sẽ gặp phải trường hợp tài khoản quảng cáo Facebook bị gắn cờ, bị khoá. Đây là chuyện hoàn toàn bình thường khi quảng cáo Facebook. 
Tài khoản quảng cáo bị khoá tức là bạn không thể chạy quảng cáo với tài khoản này. Không còn việc gì khác ngoài ngồi nhìn nó thôi. Yên tâm, khi Facebook khoá tài khoản quảng cáo của bạn, họ luôn để lại lí do dẫn đến tài khoản bị gắn cờ.​

19.Frequency (Tần suất) là gì ?

Tần suất là số lần lặp lại quảng cáo của bạn đến với khách hàng. Ví dụ, khi bạn nhìn vào chỉ số Frequency (Tần suất) trong báo cáo chỉ số, nếu nó là 2 thì quảng cáo của bạn đã lặp lại khách hàng 2 lần. Có những khi sẽ là 2.1 hay 2.2 thì nó vẫn là 2 lần chứ chưa xuất hiện lần thứ 3.

Như trên hình bạn thấy tần suất quảng cáo của mình tận 7 lần, vì mình đang triển khai kỹ thuật Remarketing cho tệp khách hàng này. 

20.PPE là gì ?

PPE là viết tắt của Page Post Enagement, hay dân trong nghề còn gọi là chạy quảng cáo tăng tương tác.

PPE là hình thức chạy quảng cáo trên Facebook nhằm tối ưu lượng tương tác với bài viết.
Tối ưu tương tác có nghĩa là sẽ tối ưu lượng like, share, comment cho bài viết mà bạn quảng cáo.
Facebook sẽ nhắm tới những người dùng thường có thói quen tương tác trên Facebook, quảng cáo sẽ giúp bạn tiếp cận sản phẩm đến những người này, kết hợp với những hành vi sở thích khác.
Đây có thể nói là cách chạy quảng cáo phổ biến và đơn giản nhất, hầu như ai cũng từng chạy qua hình thức PPE này.

21.Tệp khách hàng là gì ?

Tệp khách hàng là cụm từ nói đến 1 nhóm khách hàng có hành vi cụ thể, sở thích cụ thể nào đó.
Tệp khách hàng yêu thích mỹ phẩm Hàn Quốc: gồm những người yêu thích mỹ phẩm Hàn Quốc
Tệp khách hàng thích điện thoại Iphone: gồm những người đang sử​ dụng Iphone.
Tệp khách hàng đóng vai trò như 1 đích đến, bạn phải cầm súng bắn (target) trúng điểm đích (tệp khách hàng). 
Tệp khách hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi chạy quảng cáo trên Facebook, khi bạn sở hữu một tệp khách hàng chất lượng, thì vấn đề chạy quảng cáo đã được giải quyết 80%.

22. Test là gì ?

Trong quá trình tìm hiểu về quảng cáo Facebook, bạn sẽ nghe nhiều người nhắc đến test ads, chạy test thử, test quảng cáo,...
Trong quảng cáo Facebook, không ai có thể chắc chắn 1 kết quả nào hết. Vì vậy, bạn luôn phải test quảng cáo để có kết quả cụ thể theo từng trường hợp.
Bạn có thể test nhiều yếu tố trong quảng cáo như nội dung, hình ảnh, target, ngân sách,...để tìm ra sự khác nhau giữa các chiến dịch với nhau. 
Một nguyên tắc cơ bản khi test các yếu tố trong quảng cáo Facebook:
Bạn cần test yếu tố nào, thì các yếu tố còn lại phải được giữ nguyên, không thay đổi. 

Ví dụ

Bạn cần test về target của 2 camp A và B, bạn chỉ để phần target của 2 thằng này khác nhau, còn tất cả yếu tố khác phải giống nhau. Có như vậy, bạn mới đảm bảo tính khách quan cho cả 2 chiến dịch đó.
Giá thầu cần thiết cho quảng cáo cụ thể có thể thay đổi theo thời gian do các thay đổi trong vùng quảng cáo có sẵn, cũng như hiệu suất của quảng cáo. Bạn có thể kiểm tra Trình quản lý Quảng cáo bất kỳ lúc nào để biết phạm vi thầu mới nhất cho mỗi quảng cáo mà bạn đang chạy. Phạm vi giá thầu đề xuất được đặt ở chế độ xem từng quảng cáo, bên dưới tham số nhắm mục tiêu.

Thêm một số thuật ngữ về tài khoản:

Account: Tài khoản quảng cáo của bạn bao gồm các thông tin chiến dịch, quảng cáo, báo cáo và thanh toán.

Account ID: Số ID là duy nhất cho tài khoản quảng cáo của bạn.

Ad ID: Số ID duy nhất cho từng quảng cáo.

Campaign ID: Số ID duy nhất cho từng chiến dịch.

Actions: Số lượng hành động được thực hiện đối với quảng cáo, trang, ứng dụng hoặc sự kiện của bạn sau khi quảng cáo của bạn được phân phối cho ai đó, ngay cả khi họ không nhấp vào. Hành động bao gồm thích trang, cài đặt ứng dụng, chuyển đổi, phản hồi sự kiện và hành động khác. Ví dụ: 2 lượt thích trang và 2 bình luận sẽ được tính là 4 hành động.

Ad: Một quảng cáo riêng lẻ bao gồm quảng cáo (ví dụ: hình ảnh và văn bản trong một mẫu quảng cáo), đối tượng khách hàng cụ thể mà quảng cáo nhắm tới và giá thầu cho quảng cáo của bạn.

Ad auction (đấu giá quảng cáo): Đối với mỗi lần hiển thị quảng cáo, hệ thống đấu giá quảng cáo của Facebook sẽ chọn quảng cáo tốt nhất để chạy dựa trên hiệu suất quảng cáo và giá thầu tối đa của quảng cáo. Tất cả các quảng cáo trên Facebook sẽ cạnh tranh với nhau trong quá trình này và quảng cáo có hiệu suất quảng cáo tốt và chi phí hợp lý sẽ có nhiều khả năng chiến thắng đấu giá.

Nếu bạn muốn quảng cáo của mình cạnh tranh hơn trong đấu giá, bạn cần phải tăng giá thầu. Facebook chỉ tính phí ở mức giá thầu cần thiết để chiến thắng đấu giá, có thể thấp hơn giá thầu tối đa mà bạn đã đặt cho quảng cáo của mình. Do đó, tôi khuyên bạn nên nhập đúng giá thầu tối đa của mình. Điều này sẽ tăng khả năng bạn không bỏ lỡ các nhấp chuột hoặc hiển thị mà bạn có thể đã nhận được. Tôi cũng khuyên bạn nên tinh chỉnh khách hàng mục tiêu để đảm bảo bạn tiếp cận đối tượng phù hợp có nhiều khả năng quan tâm tới quảng cáo của bạn.

Ad Set (nhóm quảng cáo): Ad set có nhiều mẫu quảng cáo, ngân sách và lịch trình. Bạn có thể tạo nhóm quảng cáo cho từng phân vùng đối tượng bằng cách tạo quảng cáo trong nhóm quảng cáo. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát số tiền mà bạn sẽ chi tiêu cho từng đối tượng, quyết định khi nào mỗi đối tượng sẽ thấy quảng cáo của bạn và xem số liệu cụ thể cho từng đối tượng.

Ads Manager: Trình quản lý quảng cáo là nơi bạn có thể quản lý quảng cáo trên Facebook của mình. Trong trình quản lý quảng cáo, bạn có thể:

  • Xem tất cả chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo của bạn
  • Thực hiện thay đổi cho giá thầu và ngân sách của bạn
  • Dừng hoặc khởi động lại nhóm quảng cáo và quảng cáo của bạn
  • Truy cập trình quản lý thanh toán để xem lịch sử thanh toán của bạn và thông tin phương thức thanh toán
  • Truy cập và xuất báo cáo hiệu suất quảng cáo của bạn

Advertising Guidelines: Nguyên tắc quảng cáo của Facebook cung cấp thông tin về các loại nội dung quảng cáo và thực tiễn được cho phép hoặc không được cho phép. Tôi khuyên tất cả các nhà quảng cáo nên xem lại những hướng dẫn này trước khi tạo quảng cáo.

Tôi cũng gợi ý nên đọc qua Giải thích và Ví dụ về Chính sách Quảng cáo để biết thêm thông tin.

Apps Engagement: Là số lượt cài đặt ứng dụng, sử dụng ứng dụng hoặc chi tiêu tín dụng cho ứng dụng của bạn trong vòng 24 giờ kể từ khi quảng cáo của bạn được phân phối hoặc trong vòng 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo.

Apps Install: Lượt cài đặt ứng dụng được tính là số lần ứng dụng của bạn được cài đặt trong vòng 24 giờ kể từ khi quảng cáo được phân phối hoặc trong vòng 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo.

Apps Use: Là số lần ứng dụng của bạn được sử dụng trong tối thiểu 4 phút trong 14 ngày cuối cùng hoặc ít nhất hai lần bởi người đó với một trong những lần đó xảy ra trong 14 ngày cuối cùng.

Average CPC: Là chi phí cho mỗi nhấp chuột trung bình của bạn. Đó là số tiền trung bình mà bạn thanh toán cho mỗi nhấp chuột trên quảng cáo của bạn.

Average CPM: Là chi phí trung bình trên mỗi nghìn lần hiển thị. Đây là số tiền trung bình bạn thanh toán cho mỗi nghìn lần hiển thị quảng cáo của bạn. CPM trung bình được tính theo:Số lượng nghìn lần quảng cáo của bạn được phân phối / Chi phí cho quảng cáo đó trong cùng thời gian = CPM trung bình

Bid (or maximum Bid): Giá thầu của bạn là số tiền tối đa bạn cho biết bạn sẵn sàng thanh toán cho mỗi nhấp chuột (nếu giá thầu trên cơ sở CPC) đối với quảng cáo trên Facebook của bạn.

Giá thầu giúp xác định độ mạnh của quảng cáo trong đấu giá quảng cáo. Facebook sẽ chỉ tính phí bạn đúng với số tiền được yêu cầu để quảng cáo của bạn chiến thắng đấu giá, có thể thấp hơn giá thầu tối đa của bạn, vì vậy tôi khuyên bạn nên nhập đúng giá thầu tối đa khi tạo quảng cáo của bạn.

Billing Manager: Có thể tìm thấy liên kết Trình quản lý Thanh toán trong trình quản lý quảng cáo của bạn ở phía bên trái của mọi trang trình quản lý quảng cáo.Trình quản lý Thanh toán cung cấp cho bạn tóm tắt toàn diện về các khoản phí trong tab Tóm tắt Thanh toán. Trình quản lý thanh toán cũng tham chiếu Phương thức Thanh toán bao gồm nguồn thanh toán chính và phụ cùng với phân bổ tín dụng nếu có.

Billing Summary: Bạn có thể tìm thấy Tóm tắt Thanh toán trong liên kết Thanh toán trong Trình quản lý Quảng cáo của bạn. Tóm tắt Thanh toán sẽ hiển thị cho bạn một danh sách tất cả các phí quảng cáo trong quá khứ của bạn. Nhấp vào từng liên kết mô tả sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về phí thẻ tín dụng đó, bao gồm ngày tính phí và quảng cáo cụ thể đã chạy trong thời gian đó.

Campaign: Chiến dịch có mục tiêu quảng cáo và bao gồm một hoặc nhiều nhóm quảng cáo.

CTR (click through rate): Số lần nhấp chuột bạn nhận được chia cho số lần hiển thị.

Click: Số nhấp chuột là tổng số nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. Tùy thuộc vào nội dung bạn quảng bá, số nhấp chuột có thể bao gồm thích Trang, phản hồi sự kiện hoặc cài đặt ứng dụng.

Conversions: Là số lần thích Trang hoặc Địa điểm của bạn, phản hồi sự kiện của bạn, thực hiện hành động trên trang web của bạn hoặc cài đặt ứng dụng của bạn trong vòng 28 ngày kể từ khi nhấp vào quảng cáo của bạn. Thông tin này có thể được liệt kê trong báo cáo “Chuyển đổi theo Thời gian Hiển thị”, nếu một trong các quảng cáo của bạn liên kết đến Trang Facebook, Địa điểm, Sự kiện, trang web hoặc Ứng dụng và đã cộng dồn chuyển đổi. Facebook không theo dõi chuyển đổi cho những quảng cáo liên kết đến Facebook.

Impressions: Số lần quảng cáo của bạn được phân phối.

Trên các ứng dụng dành cho thiết bị di động của Facebook, quảng cáo được tính là đã phân phối vào lần đầu tiên quảng cáo được xem. Trên tất cả các giao diện khác của Facebook, quảng cáo được phân phối vào lần đầu tiên quảng cáo được đặt trong Bảng tin của một người hoặc mỗi lần quảng cáo được đặt ở cột bên phải.

CPM (cost per 1,000 impresstion): Chi phí trung bình mà bạn đã thanh toán để có 1.000 lần hiển thị trên quảng cáo của bạn.

CPC (cost per click): Chi phí trung bình cho mỗi lần nhấp chuột cho các quảng cáo, được tính bằng khoản đã tiêu chia cho số lần nhấp đã nhận được.

Cost Per Unique Click: Trung bình chi phí cho mỗi người nhấp vào quảng cáo của bạn, được tính bằng khoản đã tiêu chia cho số lần nhấp chuột duy nhất đã nhận được.

Cost Per 1,000 reached: Chi phí trung bình đã thanh toán để quảng cáo của bạn phân phối cho 1.000 người duy nhất.

Cost Per Action: Chi phí cho mỗi hành động là số tiền trung bình mà bạn thanh toán cho mỗi hành động mà mọi người thực hiện đối với quảng cáo của bạn. Những gì bạn thanh toán bị ảnh hưởng bởi người mà bạn nhắm mục tiêu và số nhà quảng cáo khác đang cạnh tranh để hiển thị quảng cáo của họ cho đối tượng của bạn. Quảng cáo được thiết kế đẹp sẽ khuyến khích nhiều người thực hiện hành động và bạn càng nhận được nhiều hành động hơn cho ngân sách, chi phí cho mỗi hành động của bạn sẽ càng thấp.

Page Engagement: Tương tác với trang là tổng số hành động liên quan đến tương tác trên bài viết và trang của bạn trong cửa sổ thuộc tính mặc định của chúng tôi (1 ngày sau khi phân phối quảng cáo và 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn).

Hành động tương tác với trang bao gồm: thích bài viết, bình luận về bài viết, chia sẻ bài viết, yêu cầu ưu đãi, theo dõi câu hỏi, nhấp chuột vào trang web (chỉ dành cho các hành động đối với bài viết từ trang đó), xem ảnh, xem video, thích trang, check in, nhắc đến trang, xem tab, trả lời câu hỏi, theo dõi câu hỏi.

Page Like: Số lượng thích trên Trang của bạn như là kết quả của quảng cáo. Tùy chọn này biểu thị số lượt thích xảy ra trong vòng 1 ngày kể từ khi ai đó xem quảng cáo của bạn hoặc 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn.

Post Engagement: Số hành động liên quan đến bài viết của bạn như là kết quả của quảng cáo của bạn. Tùy chọn này biểu thị số hành động xảy ra trong vòng 1 ngày kể từ khi quảng cáo của bạn được phân phối hoặc 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn.

People Taking Action: Số người duy nhất đã thực hiện hành động chẳng hạn như thích Trang của bạn hoặc cài đặt ứng dụng như là kết quả của quảng cáo của bạn. Ví dụ: nếu cùng một người thích và bình luận trên một bài viết, họ sẽ được tính là 1 người duy nhất. Hành động của mọi người được tính trong vòng 1 ngày kể từ khi quảng cáo của bạn được phân phối hoặc 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo.

Event Responses: Phản hồi sự kiện được tính là số lần mọi người RSVP trong vòng 24 giờ kể từ khi xem quảng cáo của bạn hoặc trong vòng 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo. 

Daily Budget: Ngân sách hàng ngày là số tiền bạn cho biết bạn sẵn sàng chi tiêu cho một nhóm quảng cáo cụ thể mỗi ngày. Facebook sẽ không bao giờ tính phí bạn nhiều hơn ngân sách hàng ngày của bạn vào một ngày đã nêu. 

Frequency: Số lần phân phối trung bình quảng cáo của bạn cho mỗi người. 

Link Click: Số lần nhấp chuột vào liên kết xuất hiện trên quảng cáo hoặc Trang của bạn chuyển mọi người đến trang ngoài Facebook như là kết quả của quảng cáo của bạn. Các hành động đã xảy ra trong vòng 1 ngày kể từ khi quảng cáo của bạn được phân phối hoặc 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn. 

Offer Claims: Yêu cầu ưu đãi là số lần ưu đãi Facebook của bạn được yêu cầu trong vòng 24 giờ kể từ khi quảng cáo của bạn được phân phối hoặc 28 ngày sau khi nhấp vào quảng cáo. 

Outstanding Balance: Số dư chưa thanh toán của bạn là tổng số hóa đơn không được lập hóa đơn cho thẻ tín dụng của bạn. Nó không bao gồm bất kỳ cước phí nào cho quảng cáo chưa được lập hóa đơn.

Số dư chưa thanh toán sẽ bị xóa sau khi khoản phí của bạn được lập hóa đơn cho thẻ tín dụng. Bạn có thể xem tóm tắt toàn diện của khoản phí trong trình quản lý thanh toán.

Payment method: Bạn có thể xem tất cả các thẻ tín dụng hiện đang hoạt động cũng như mọi tín dụng quảng cáo đang hoạt động trong tab Phương thức Thanh toán trong tài khoản quảng cáo của bạn.

Để xem phương thức thanh toán của bạn:

1.Đi tới trình quản lý quảng cáo
2.Nhấp vào tab Thanh toán
3.Nhấp vào Phương thức thanh toán xuất hiện trong Thanh toán

Placement: Vị trí mà quảng cáo của bạn được hiển thị trên Facebook chẳng hạn như Bảng tin trên máy tính để bàn, Bảng tin trên thiết bị di động hoặc ở cột bên phải. Tìm hiểu thêm về các vị trí trên Facebook trong Hướng dẫn Sản phẩm Quảng cáo của Facebook. 

Report: Báo cáo là tài liệu của số liệu quảng cáo quan trọng nhất có thể cho bạn biết cách bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Bạn có thể truy cập Báo cáo trong Trình quản lý Quảng cáo và tìm hiểu thêm về cách sử dụng chúng trong Hướng dẫn Bắt đầu dành cho Báo cáo trong Trình quản lý Quảng cáo của Facebook. 

Social Click Rate: Tỷ lệ Nhấp có Liên hệ xã hội là Lượt nhấp Quảng cáo có Liên hệ xã hội được phân chia bởi Số lượt hiển thị Xã hội 

Social Clicks: Số nhấp chuột quảng cáo của bạn nhận được khi quảng cáo được hiển thị với thông tin xã hội (ví dụ: Jane Doe thích điều này). 

Social Impressions: Số lần quảng cáo của bạn được phân phối với thông tin xã hội. Ví dụ: nếu 3 người được phân phối một quảng cáo 2 lần và quảng cáo bao gồm thông tin về bạn bè thích trang của bạn, chúng tôi sẽ tính là 6 lần hiển thị xã hội. 

Social Reach: Số người được phân phối quảng cáo của bạn với thông tin xã hội. Ví dụ: nếu 3 người xem một quảng cáo 2 lần và quảng cáo cho biết có một người bạn thích trang của bạn, chúng tôi sẽ tính là 3 người xem xã hội. 

Status: Trạng thái của chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo có thể là Bật hoặc Tắt. Lưu ý rằng nếu chiến dịch Tắt, bạn sẽ cần Bật chiến dịch trước khi nhóm quảng cáo và quảng cáo của bạn có thể chạy.

Suggested Bid Range: Phạm vi thầu được đề xuất cho bạn thấy quảng cáo của bạn thể hiện phạm vi gói thầu của CPC hoặc CPM hiện đang trúng thầu cho người xem mà bạn đã chọn. Đặt thầu dưới phạm vi được đề xuất sẽ khiến quảng cáo của bạn không thể nhận được hiển thị, vì vậy tôi khuyến nghị nên đặt thầu trong hoặc trên phạm vi được đề xuất.

Giá thầu cần thiết cho quảng cáo cụ thể có thể thay đổi theo thời gian do các thay đổi trong vùng quảng cáo có sẵn, cũng như hiệu suất của quảng cáo. Bạn có thể kiểm tra Trình quản lý Quảng cáo bất kỳ lúc nào để biết phạm vi thầu mới nhất cho mỗi quảng cáo mà bạn đang chạy. Phạm vi giá thầu đề xuất được đặt ở chế độ xem từng quảng cáo, bên dưới tham số nhắm mục tiêu.

Unique Click – Through Rate (uCTR): Số người đã nhấp vào quảng cáo của bạn chia cho số người bạn đã tiếp cận. Ví dụ: nếu bạn đã nhận được 20 lần nhấp duy nhất và quảng cáo của bạn đã được phân phối cho 1.000 người duy nhất, tỷ lệ nhấp duy nhất của bạn sẽ là 2%. 

Unique Clicks: Tổng số người đã nhấp vào quảng cáo của bạn. Ví dụ: nếu 3 người nhấp vào cùng một quảng cáo 5 lần, sẽ tính là 3 người duy nhất đã nhấp. 

Verification Hold ($1.01): $1,01 này là ủy quyền tạm thời để xác thực thẻ tín dụng của bạn. Khoản phí này sẽ tự động được xóa khỏi thẻ tín dụng của bạn, thông thường trong vòng 3-5 ngày làm việc.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

close nav
Tất cả danh mục